Phin lọc phòng sạch
– Lọc không khí cơ bản sử dụng để làm sạch không khí cấp cũng như là giữ lại bụi từ nguồn phát sinh ra trước khi thải ra môi trường. Lọc bụi cho mục tiêu làm sạch không khí thường có nồng độ bụi thấp khoảng 2mg/m3.
– Không kể đến lọc cacbon, lọc tĩnh điện thì lọc được chia ra làm: Lọc thô “Pre- filter”, lọc tinh “fine filter” và lọc tuyệt đối “absolute filter”/ hoặc lọc hiệu suất cao “HEPA filter”. Chia cấp dạng lọc dựa trên vật liệu lọc, hiệu suất gom bụi.
– Nguyên tắc bắt bụi dạng cơ (mechanical filtration) được hiểu cơ bản theo 4 nguyên tắc sau:
– Straining effect: hạt bụi có đường kính lớn hơn nhiều lần khe hở giữa các sợi nên bị kẹt lại.
– Inertia effect: hạt bụi lớn nên có quán tính lớn, khi bay tới vật liệu lọc va đập trực tiếp lên bề mặt sợi lọc – bụi nằm trên bề mặt lọc.
– Interception effect: hạt bụi nhỏ và nhẹ nên khi bay tới bề mặt sợi lọc sẽ cuốn theo dòng khí lăn theo sợi lọc- bụi sẽ bị bám ở mặt bên của sợi lọc.
– Diffusion effect: hạt bụi <1 micron nhẹ (bay lơ lửng trong dòng khí), chúng sẽ được bắt lại nếu tiếp xúc với sợi lọc.
. Vận tốc dòng khí
. Kích cỡ hạt bụi
. Đường kính sợi lọc
. Mật độ sợi lọc
– Các phương pháp trên sẽ phụ thuộc vào các yêu tố: vận tốc gió, đường kính hạt bụi, đường kính sợi lọc và khoảng cách các sợi lọc.
– Nguyên lý Inertial separation và interception ưu thế hơn cho hạt bụi lớn hơn 0.2micron, còn nguyên tắc diffusion hiệu suất hơn so với hạt bụi dưới 0.2micron. Sơ đồ biểu hiệu suất bắt bụi của 4 nguyên lý trên và kích thước hạt bụi.
– Ngoài 4 nguyên lý trên còn nguyên lý lực hút tĩnh điện- Electrostatic attraction: nguyên tắc bắt bụi này là thứ yếu trong sự bắt bụi cơ học. Khi bụi tiếp xúc với sợi lọc, những hạt bụi mịn được giữ lại bởi một lực điện tĩnh rất nhỏ. Lực này được sinh ra bởi sự ma sát giữ các sợi lọc, giữa bụi và sợi lọc hoặc dòng không khí đi qua sợi lọc. Nhưng lực điện tĩnh này thường bị loại trừ khi sợi lọc bám dính bụi bẩn vì nó là lớp cách ly điện tĩnh này.
• Theo thời gian sử dụng thì lọc cơ học sẽ nghẹt bụi khi đó hiệu suất lọc và áp suất rớt qua lọc sẽ tăng. Áp suất qua lọc tăng làm giảm lưu lượng lọc, đồng hồ chênh áp sẽ giám sát sự tăng áp này và đến mức lọc phải được thay thế.
• Ngược lại, lọc tĩnh điện sẽ mất hiệu suất lọc theo thời gian hoặc khi tiếp xúc với chất hóa học, hóa chấ hoặc hơi ẩm. áp suất của lọc sẽ tăng chậm hơn so với lọc cơ học cùng hiệu suất. Mức áp để thay lọc ít hơn so với lọc cơ học.
• Vì thế khi chọn một lọc cho HVAC cần chú ý 2 vấn đề cơ bản của lọc cơ học và tĩnh điện là: hiệu suất bắt bụi theo thời gian và yêu cầu thay lọc.
• Sợi lọc thô/tĩnh điện có kích thước sợi lớn, dễ sản xuất nên rẻ hơn nhiều. Hiệu suất bắt bụi ban đầu của chúng yêu cầu một điện tích được truyền cho sợi trong suốt quá trình làm việc. Khi điện tích này mất bởi bụi bám trên sợi lọc thì hiệu suất lọc không còn nữa. Điều kiện giới hạn là hiệu suất lọc là 99% cho tất cả các hạt 1micron, khi đó những lọc dạng này bị mất tiêu chuẩn chất lượng về hiệu suất lọc.
• Sơi lọc mịn theo nguyên lý bắt bụi cơ học, sợi lọc không mất hiệu suất theo thời gian. Hiệu suất bắt bụi ban đầu của chúng đồng nhất với hiệu suất thực của chúng mọi lúc.
Nguồn: Sưu tầm