SƠ ĐỒ KHO GSP, SƠ ĐỒ KHO THUỐC ĐẠT CHUẨN GSP
Toc
Để có thể thi công hoàn thiện nhà kho đạt chuẩn, doanh nghiệp không thể thiếu sơ đồ kho GSP được thiết kế hợp lý, chỉn chu. Vậy kho GSP được sắp xếp, phân vùng như thế nào ? Sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP được thiết kế ra sao ?
Mục Lục Bài Viết
1. Tầm quan trọng của sơ đồ kho GSP đối với doanh nghiệp:
Sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP là bản vẽ thể hiện đường đi, sắp xếp các ban phòng, bộ phận trong 1 nhà kho. Sơ đồ kho GSP là yếu tố cơ bản nhất cấu thành 1 nhà kho đạt chuẩn.
Bên cạnh đó, sơ đồ kho GSP đem lại một số lợi ích khác cho doanh nghiệp, như:
- Có bản khung đầy đủ là yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện kho hiệu quả.
- Quản lý theo quy trình, hạn chế sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành kho.
Xem thêm: Kho GSP là gì ? Điều kiện bảo quản thuốc trong kho GSP
2. Phân vùng kho theo sơ đồ kho GSP, sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP
Theo quy định GSP, kho thuốc đạt chuẩn cần phải có đủ diện tích để thiết kế, phân vùng cho các bộ phận, ban phòng khác nhau. Các khu vực phải bố trí đủ rộng, thông thoáng cho các hoạt động của nhân viên trong kho.
2.1. Phân vùng sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP theo quy định:
Sơ đồ kho GSP phải đảm bảo bố trí các khu vực như sau:
- Tiếp nhận, kiểm nhập, vệ sinh và làm sạch bao bì.
- Khu vực thay trang phục bảo hộ lao động
- Biệt trữ chờ kiểm soát chất lượng.
- Kiểm tra, kiểm nhập thuốc vào kho.
- Lấy mẫu nguyên liệu, xử lý dụng cụ lấy mẫu.
- Khu vực lưu mẫu
- Khu vực bảo quản thuốc.
- Khu vực bảo quản thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt (vaccine, sinh phẩm,..).
- Khu vực bảo quản thuốc cần kiểm soát đặc biệt.
- Biệt trữ hàng chờ xử lý (trả về, thu hồi,..).
- Biệt trữ hàng bị loại trước khi hủy bỏ.
- Đóng gói vận chuyển, dán nhãn bao bì.
- Khu xuất kho.
Xem thêm: Tư vấn kho GSP cho kho bảo quản, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu
2.2. Sự khác biệt sơ đồ kho GSP giữa cơ sở bảo quản và sơ đồ kho GSP cơ sở sản xuất
Mặc dù đã có quy định rõ ràng, trên thực tế kho GSP tại các cơ sở khác nhau đều có điểm khác biệt phụ thuộc vào dịch vụ cơ sở cung cấp và công năng sử dụng của kho.
Một số điểm khác biệt mà giữa cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản và cơ sở sản xuất bao gồm:
- Kho nhà máy sản xuất được phân thành 3 khu vực riêng biệt: kho bảo quản nguyên liệu, bao bì và thành phẩm. Kho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo quản có thể chỉ dùng để bảo quản sản phẩm.
- Kho bảo quản nhà máy sản xuất được thiết kế, sắp xếp sao cho phù hợp với mục đích, công năng nhà máy sản xuất. Kho bảo quản nhà máy sản xuất cần hoạt động linh hoạt với khu vực nhà máy.
2.3. Phân vùng kho bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền:
Bên cạnh kho bảo quản thuốc hóa dược, sinh phẩm, kho bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền cũng cần đạt tiêu chuẩn GSP. Kho GSP về cơ bản cũng có các bộ phận, phòng ban tương ứng với kho GSP bảo quản thuốc, sinh phẩm. Tuy nhiên, kho GSP bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền cần có những bộ phận sau đây:
- Khu vực lấy mẫu dược liệu, vị thuốc cổ truyền, xử lý dụng cụ lấy mẫu.
- Khu vực bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
- Khu vực bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền có độc tính.
Ngoài ra, kho bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền cần diện tích tối thiểu 500 m2, dung tích tối thiểu 1500 m3.
Xem thêm: Diện tích kho GSP, diện tích tối thiểu kho GSP
3. Một số nguyên tắc, bản vẽ thiết kế sơ đồ kho GSP:
3.1. Một số nguyên tắc thiết kế sơ đồ kho GSP:
Các nguyên tắc thiết kế sơ đồ kho GSP doanh nghiệp cần lưu ý bao gồm:
- Các khu vực tiếp nhận, lấy mẫu, kiểm nghiệm có thể đặt cạnh nhau nhằm hạn chế di chuyển trong kho.
- Khu vực bảo quản thuốc kiểm soát đặc biệt cần sắp xếp tách riêng khu vực bảo quản thuốc thông thường.
- Bố trí biện pháp cách ly vật lý giữa các khu vực biệt trữ trong kho.
- Các thuốc có điều kiện bảo quản đặc biệt cần có khu vực bảo quản riêng. Thuốc nhạy cảm với ánh sáng cần bảo quản trong khu vực tránh sáng tuyệt đối. Các thuốc bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp cần có kho lạnh.
- Các bộ phận khác trong kho phải được sắp xếp thuận tiện, hợp lý, đảm bảo hoạt động kho diễn ra tuần tự, hiệu quả.
3.2. Một số mô hình kho doanh nghiệp có thể tham khảo:
Hai mô hình tiêu chuẩn kho GSP doanh nghiệp có thể tham khảo bao gồm:
3.2.1. Kho dạng chữ U:
Đặc điểm của kho dạng chữ U:
- Vị trí nhập/ xuất kho nằm chung 1 phía so với tòa nhà.
- Khu kiểm nhập nằm ở giữa khu nhập hàng và khu xuất hàng.
- Nhân viên, hàng hóa di chuyển trong kho theo hình chữ U.
- Khu vực bảo quản nằm về phía sau khu vực xuất, nhập. Các loại hàng hóa được sắp xếp theo quy tắc FEFO hoặc FIFO.
- Các khu vực bảo quản thuốc kiểm soát đặc biệt có thể xếp tận cùng phía sau của kho.
3.2.1. Kho dạng đường thẳng:
Đặc điểm của kho dạng đường thẳng:
- Vị trí nhập/ xuất kho nằm 2 phía đối diện nhau.
- Khu kiểm nhập nằm ở gần khu nhập hàng.
- Nhân viên, hàng hóa di chuyển trong kho theo đường thẳng.
- Khu vực bảo quản nằm về 2 phía so với đường đi. Các loại hàng hóa được sắp xếp theo quy tắc FEFO hoặc FIFO.
- Các khu vực bảo quản thuốc kiểm soát đặc biệt có thể xếp tận cùng về 2 phía của kho.
4. Kinh nghiệm của INTECH trong quá trình thiết kế, thi công kho GSP.
Trải qua gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giải pháp xây dựng tổng thể nhà kho đạt chuẩn GSP, INTECH tự hào là người đồng hành, trợ lý cho nhiều đơn vị khác nhau như Sao Thái Dương, Tami Natural Home, Francia,... Niềm tin và sự hài lòng của khách hàng là những tiêu chí quan trọng nhất trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực, chúng tôi hân hạnh cung cấp tới doanh nghiệp giải pháp tổng thể bao gồm:
- Tư vấn thiết kế, lựa chọn trang thiết bị bảo quản phù hợp.
- Thiết kế mặt bằng tổng thể kho bảo quản GSP.
- Thi công tổng thể cơ điện, nhà kho,..
- Hoàn thiện hồ sơ, đào tạo nhân sự chuẩn GSP.
- Bảo trì, bảo dưỡng nhà kho định kỳ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP. Nếu doanh nghiệp còn thắc mắc, băn khoăn, xin vui lòng INTECH để được hỗ trợ kịp thời.