Phòng sạch TST https://phongsachtst.com Tổng thầu xây dựng và cơ điện Fri, 29 Mar 2024 08:40:49 +0000 vi hourly 1 Thiết bị máy móc cần thiết cho dây chuyền sản xuất mỹ phẩm https://phongsachtst.com/thiet-bi-may-moc-can-thiet-cho-day-chuyen-san-xuat-my-pham/ https://phongsachtst.com/thiet-bi-may-moc-can-thiet-cho-day-chuyen-san-xuat-my-pham/#respond Fri, 29 Mar 2024 08:40:49 +0000 https://phongsachtst.com/thiet-bi-may-moc-can-thiet-cho-day-chuyen-san-xuat-my-pham.html Thiết bị máy móc cần thiết cho dây chuyền sản xuất mỹ phẩm

Để xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm cần có nhiều yếu tố để đáp ứng điều kiện mở nhà máy. Đồng thời đảm bảo chất lượng, năng suất sản phẩm để có sự cạnh tranh với các công ty khác. Thiết bị máy móc của dây chuyền là yếu tố then chốt khẳng định chất lượng hoạt động sản xuất. 

Vậy nên chọn trang bị là công việc cần được đầu tư và rất đáng lưu tâm? Qua bài viết dưới đây, các chuyên viên GMP EU chia sẻ một số loại máy móc thường có dây chuyền sản xuất mỹ phẩm. 

thiet-bi-may-moc-san-xuat-my-pham
Thiết bị, máy móc trong sản xuất mỹ phẩm

Mục Lục Bài Viết

1.Thiết bị máy móc trong sản xuất

Trong giai đoạn này các thiết bị hầu như dây chuyền sản xuất mỹ phẩm nào cũng cần có là thiết bị khuấy trộn, nhũ hóa

1.1. Máy khuấy trộn 

Đảo trộn là quy trình quan trọng giúp nguyên liệu đồng đều tính chất, màu sắc. Từ đó, giúp sản phẩm có sự mềm mịn, bóng mượt. 

  • Máy trộn thùng quay: Thùng sẽ quay quanh trục cố định giúp nguyên liệu trộn đều. Có thể trộn ở trạng thái khô, ẩm hay lỏng. Tuy nhiên, thiết bị này khá khó vệ sinh khi trộn ẩm. Bên cạnh đó, thiết bị này tiêu thụ mức điện năng lớn. 
  • Máy trộn động cơ quay trong: có kết cấu đơn giản bao gồm một trục quay bên trong và thùng chứa cố định bên ngoài. Thiết bị này dễ vệ sinh và công suất thấp. Tuy nhiên, máy có năng suất tương đối thấp, làm việc gián đoạn. 

Ở các nhà máy mỹ phẩm thường dùng máy trộn thùng quay hay máy trộn động cơ quay trong

Máy khuấy trộn
Máy trộn động cơ quay trong

1.2. Thiết bị máy phân tán, nhũ hóa

Đây có thể coi là thiết bị quan trọng bậc nhất trong sản xuất mỹ phẩm. Một sản phẩm mỹ phẩm để thấm vào da, hầu hết cần trải qua quá trình nhũ hóa đồng nhất hỗn dịch. 

Thiết bị phân tán, nhũ hóa được chia thành nhiều dòng máy khác nhau như: 

  • Thiết bị phân tán chân vịt: Máy được cấu tạo gồm cánh chân vịt gắn vào cuối trục quay, thực hiện nhiệm vụ phân tán và nhũ hóa sơ bộ. 
  • Thiết bị phân cách chém: Máy có cánh chém gắn ở cuối trục quay. Khi trục quay, cánh chém xoay với tốc độ cao sẽ tạo ra lực phân tán. Thiết bị này có khả năng nhũ hóa cao hơn thiết bị phân tán chân vịt. 
  • Thiết bị nhũ hóa chân không: Quá trình khuấy trộn (nhất là các mỹ phẩm có thành phần tạo bọt như dầu gội, sữa rửa mặt, nước rửa tay,…) sẽ xuất hiện các bọt khí. Mức độ bọt phụ thuộc vào đặc tính từng sản phẩm. Bọt càng nhiều thì càng ảnh hưởng đến chất lượng mẻ khuấy, khiến mẻ không đồng nhất, kết cấu bị loãng,… Do vậy người ta dùng thiết bị nhũ hóa chân không, có khả năng loại bọt khí phát sinh ngay lập tức. Ngoài ra, các sản phẩm ngành dược có yêu cầu khắt khe về độ an toàn, vệ sinh cũng nên sử dụng thiết bị trộn này để hạn chế vi sinh vật. 
Thiết bị trong sản xuất mỹ phẩm
Máy nhũ hóa chân không

Ngoài ra còn có thiết bị nhũ hóa áp lực cao, thiết bị nhũ hóa siêu âm,…

2. Thiết bị máy móc trong giai đoạn tạo hình 

Một số loại mỹ phẩm đặc thù như phấn nền, son môi thường được ép thành khuôn trước khi đóng vào bao bì

2.1. Máy ép khuôn son môi

Hai dòng máy thông dụng là máy ép khuôn son thủ công và máy ép khuôn son tự động:

  • Máy ép khuôn thủ công: Khuôn chỉ gồm các khối đúc bằng kim loại, được thiết kế sao cho quá trình trao đổi nhiệt diễn ra nhanh theo mức nhiệt độ mong muốn
  • Máy ép khuôn tự động: Năng suất cao nhưng cần cài đặt các điều kiện nhiệt độ chính xác. 

2.2 Máy ép khuôn phấn: 

Hầu hết các loại mỹ phẩm dạng bột đều được đúc bằng các máy ép tự động. Đây là những loại máy sản xuất mỹ phẩm có cấu tạo gồm hệ thống bàn xoay tròn chứa các đĩa kim loại gắn các khuôn lõm và nguyên liệu được nạp tự động vào khuôn. 

Sau đó đi qua bộ phận nén. Các chỉ số nén, lượng bột đưa vào được thiết lập sẵn để đạt được độ bền cơ học như mong muốn. Sản phẩm nén sau khi lấy ra khuôn sẽ được tự động làm sạch và thực hiện quy trình mới. 

Xem thêm: Quy trình xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt C-GMP

3. Thiết bị chiết rót

Sau khi qua quá trình khuấy trộn, nhũ hóa,…được thành phẩm như ý. Việc tiếp theo là chiết rót sản phẩm này ra chai, lọ. Công đoạn này đòi hỏi cao về độ sạch, độ đồng đều dung tích giữa các lần chiết. Nhưng nhìn chung có thể phân thành các loại máy sau: 

3.1. Máy chiết rót thủ công: 

Máy có cấu tạo nhỏ gọn gồm bồn chứa và vòi chiết thường làm bằng inox, các khung vỏ máy được sơn tĩnh điện. Thiết bị này có ưu điểm nhỏ gọn, giá thành rẻ. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm cao hơn các thiết bị khác và năng suất không cao. 

3.2. Máy chiết rót bán tự động:

 Thiết bị cũng được làm từ inox chống gỉ và chống ăn mòn, dễ vệ sinh lau chùi, ít nút bấm, dễ sử dụng. Máy có thể có một hay nhiều vòi, sử dụng hệ thống (piston-khí nén) hoặc dùng điện. Hoạt động rót, chiết khi sử dụng máy là tự động còn các công việc đưa lọ chứa vào, nhấc ra là thủ công. 

3.3. Máy chiết rót tự động: 

Thông thường máy được kết hợp thêm băng tải và gộp với giai đoạn đóng nắp. Tất cả các hoạt động hoàn toàn là tự động, giúp đảm bảo vệ sinh và tăng năng suất hơn. 

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại máy chiết rót đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các dây chuyền. Có thể có máy tích hợp đóng chai, sục rửa hay chiết rót dành cho dạng bột, dạng dịch sệt,… Thông thường, máy tự động tích hợp băng tải là tối ưu nhất. Dòng máy tự động cũng đảm bảo vệ sinh nhất do sản phẩm ít phải tiếp xúc trực tiếp với không khí và các nguồn nhiễm khác như tay. 

máy chiết rót tự động
Máy chiết rót tự động

 

4. Thiết bị máy móc trong giai đoạn đóng gói

4.1. Máy đóng nắp chai lọ:

 Máy thường được kết hợp với máy chiết rót tự động trong dây chuyền sản xuất tạo thành khâu chiết rót-đóng gói. Các loại chai pet, chai đứng rất thích hợp để sử dựng loại máy này. Việc đóng nắp tự động giúp tăng năng suất, giảm nhiễm và đảm bảo hiệu quả đóng nắp cho sản phẩm. 

4.2. Máy đóng gói: 

Máy được ứng dụng cho các sản phẩm đóng gói dạng túi như dầu gội, sữa tắm dạng túi,.. Thích hợp với các loại màn PE, PV, POF…Máy gồm hai bộ phận chính là bộ phận chiết rót và cắt-hàn nhiệt. Sau khi nguyên liệu chiết vào bao bì sẽ được hàn nhiệt bằng các mối cắt. Tất cả quá trình đều là tự động. 

4.3. Máy hàn đuôi tuýp: 

Máy chiết rót và hàn đuôi tuýp chuyên dùng để cắt đóng gói các sản phẩm tuýp như sữa rửa mặt, kem chống nắng,…Thiết bị này cũng thường tích hợp với bộ phận chiết rót tạo thành thiết bị chiết rót-đóng gói. Thông thường thiết bị bao gồm bàn xoay, bộ phận chiết rót và bộ phận hàn nhiệt. Sau khi sản phẩm được chiết rót vào ống bao bì sẽ được bộ phận hàn nhiệt hàn lại tạo thành tuýp.

GMP EU là đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ trọn gói cho xây dựng nhà máy, phòng sạch thực phẩm, mỹ phẩm,…. Chúng tôi với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mang đến cho quý công ty các giải pháp về: 

  • Tư vấn thiết kế, thi công phòng sạch đạt chuẩn GMP/ISO lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, điện tử và y tế;
  • Thiết kế, thi công hệ thống cơ điện nhà máy M&E
  • Dịch vụ tư vấn hồ sơ thẩm định phòng sạch, nhà máy đạt chuẩn GMP/ISO, CGMP, GLP, GSP và ISO 22000;

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn, xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP, ISO

Với đội ngũ nhân sự bao gồm dược sĩ, kỹ sư chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà máy, phòng sạch đạt chuẩn GMP, chúng tôi mang đến cho quý công ty những giải pháp tối ưu, tiết kiệm chi phí nhất. 

 

]]>
https://phongsachtst.com/thiet-bi-may-moc-can-thiet-cho-day-chuyen-san-xuat-my-pham/feed/ 0
Hướng dẫn đầy đủ về thiết bị phòng sạch sản xuất mỹ phẩm https://phongsachtst.com/huong-dan-day-du-ve-thiet-bi-phong-sach-san-xuat-my-pham/ https://phongsachtst.com/huong-dan-day-du-ve-thiet-bi-phong-sach-san-xuat-my-pham/#respond Fri, 29 Mar 2024 08:40:00 +0000 https://phongsachtst.com/huong-dan-day-du-ve-thiet-bi-phong-sach-san-xuat-my-pham.html Hướng dẫn đầy đủ về thiết bị phòng sạch sản xuất mỹ phẩm

Mỹ phẩm là sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể người. Bên cạnh đó, mỹ phẩm thường là sản phẩm dạng lỏng nên rất dễ bị nhiễm tạp. Vậy nên, sản xuất mỹ phẩm cần đảm bảo môi trường sạch theo yêu cầu. Phòng sạch sản xuất mỹ phẩm cần đạt những yêu cầu nào và bao gồm những thiết bị gì? Hãy cùng GMP EU tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

phong-sach-san-xuat-my-pham
Hình ảnh minh họa

Mục Lục Bài Viết

1. Xây dựng phòng sạch mỹ phẩm có lợi ích gì?

Phòng sạch sản xuất mỹ phẩm là phòng được kiểm soát các yếu tố hạt bụi, nhiệt độ, độ ẩm, nhiễm chéo,…nhằm tạo ra các môi trường sạch để sản xuất mỹ phẩm. 

Xây dựng phòng sạch sản xuất mỹ phẩm mang lại nhiều lợi ích đến hoạt động sản xuất mỹ phẩm:

  • Giúp tuân thủ hướng dẫn của tiêu chuẩn C-GMP: Phòng sạch giúp cho việc sản xuất các loại mỹ phẩm, các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên được đảm bảo an toàn vệ sinh. Môi trường không đảm bảo có thể dẫn đến nhiễm trong quá trình sản xuất và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hiện nay một trong những vi phạm phổ biến dẫn đến thu hồi sản phẩm là vi phạm giới hạn vi sinh vật. 
  • Tạo sự tin tưởng, cam kết sản xuất an toàn với đối tác, khách hàng:

Tiêu chuẩn GMP là bắt buộc đối với một số sản phẩm yêu cần điều kiện khắt khe như thuốc. Đối với mỹ phẩm, theo quy định 93/2016 NĐ-CP, các cơ sở sản xuất mỹ phẩm được Bộ Y tế cấp chứng nhận CGMP-ASEAN thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm mà không cần làm thủ tục tại Sở Y tế địa phương như thông thường. 

Xem thêm: Những quy định về sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam

                   Những khó khăn, lợi ích khi xây dựng nhà máy C-GMP

2. Phòng sạch cần đảm bảo những yếu tố nào?

Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng tiêu chuẩn C-GMP ASEAN. Hướng dẫn này không quy định cụ thể về các điều kiện của phòng sạch. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất cũng cần đáp ứng một vài yếu tố cần thiết:

  • Nhà xưởng dựng cho sản xuất cần được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và bảo trì phù hợp.
  • Có các biện pháp hiệu quả để tránh bị tạp nhiễm từ môi trường và vật nuôi xung quanh: 
  • Các sản phẩm gia dụng có thành phần không độc hại và các sản phẩm mỹ phẩm có thể sử dụng chung một khu sản xuất và trang thiết bị nhưng cần thực hiện các biện pháp chặt chẽ, tránh nhiễm chéo. Chẳng hạn như sử dụng vạch sơn, rèm nhựa và vách ngăn di động dưới dạng băng cuộn. 
  • Cần có phòng, khu thay đồ riêng. Nhà vệ sinh cách biệt với khu sản xuất, tránh nhiễm chéo.

Ngoài ra, một số tiêu chuẩn khác như ISO 14644 có những quy định về các mức độ phòng sạch và ISO 22716 quy định cụ thể về các yêu cầu trong sản xuất mỹ phẩm. 

Nhìn chung, các quy định cũng nhấn mạnh các yếu tố vệ sinh, phòng tránh nhiễm do mỹ phẩm là sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người. 

Xem thêm: Chi tiết hướng dẫn ASEAN – CGMP – DAV

3. Các thiết bị trong phòng sạch 

Phòng sạch cần đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, độ sạch nên cần một số thiết bị sau:

3.1. Hệ thống điều hòa trung tâm  – AHU

AHU là một thành phần trong hệ thống HVAC (Heating, Ventilation and Air Conditioning – Hệ thống điều hòa nhiệt, thông gió và điều hòa không khí). 

AHU hoạt động như một trung tâm điều hòa, xử lý không khí, đảm bảo môi trường không khí sạch. Đồng thời, AHU cũng có chức năng làm mát hoặc sưởi ấm, điều chỉnh lưu lượng không khí đến từng khu vực cụ thể. Nhờ đó, môi trường sản xuất thoáng và có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. 

sơ đồ nguyên lý hệ thống HVACHệ thống HVAC

HAU bao gồm các bộ phận chính: quạt, bộ phận trao đổi nhiệt, bộ lọc, thiết bị điều khiển hệ thống ống dẫn khí. Quạt có chức năng tạo lưu lượng không khí và đẩy nó qua các bộ phận để loại bỏ bụi, vi khuẩn,… Bộ lọc giúp lọc, cải thiện không khí và bảo vệ các thành phần bên trong hệ thống. 

3.2. Bộ lọc khí – Fan Filter Unit

FFU hay bộ lọc khí cũng là một thiết bị không thể thiếu trong phòng sạch. FFU kết hợp với quạt và bộ lọc để tạo lưu lượng khí sạch, loại bỏ tạp, bụi, vi khuẩn. Thiết bị này thường được sử dụng trong các phòng sạch sản xuất đòi hỏi yêu cầu cao như sản xuất thuốc, thuốc tiêm,…FFU cấp khí sạch đồng nhất và có thể được lắp đặt linh hoạt. Từ đó tạo điều kiện đáp ứng những yêu cầu khác của phòng sạch hiện đại

3.3. Hộp lọc khí – Hepa Box

HFU (Hepa Filter Unit), là một thiết bị trong hệ thống lọc không khí và điều hòa các môi trường có sự kiểm soát khắt khe. Hepa box được thiết kế để loại bỏ các hạt nhỏ, bụi, vi khuẩn và các tạp nhiễm từ không khí.

Thiết bị này sử dụng công nghệ bộ lọc HEPA (Lọc hiệu năng cao) để đạt hiệu suất lọc cao. Bộ lọc có khả năng loại bỏ hơn 99.97% các hạt có kích thước 0.3 micron trở lên. Từ đó không khí trong môi trường sản xuất được đảm bảo sạch, an toàn. 

Hepa Box thường sử dụng trong các phòng sạch sản xuất thuốc, các phòng sạch yêu cầu độ sạch cao. Cũng giống như FFU, nó có thể được lắp đặt linh hoạt trên tường hay trên trần nhà chỉ cần nó có thể lọc không khí trước khi được đưa vào hệ thống gió. 

3.4. Air show – Buồng thổi khí trong phòng sạch

Air show là một vỏ bọc khép kín sử dụng các tia khí có tốc độ cao được lọc qua Hepa để giúp khử nhiễm nhân viên và thiết bị trước khi vào hoặc ra khỏi phòng sạch. Bên trong buồng được lắp nhiều vòi phun phân bố đều ở nhiều góc độ để tối ưu hóa quá trình khử nhiễm. Các vòi phun bắn ra các luồng không khí siêu nhỏ tập trung để làm rung chuyển và rửa sạch các hạt, chất bẩn trên bề mặt người hoặc thiết bị. 

3.5. Pass Box –  Thiết bị chuyển đồ trong phòng sạch

Để hạn chế nhiễm tối đa từ môi trường bên ngoài, người ta thiết kế Pass box. Đây như một nơi trung chuyển giữa môi trường bên ngoài và bên trong phòng sạch. Pass box thường được thiết kế hai cửa, một cửa thông với bên ngoài và một cửa thông với phòng sạch. Đồ được chuyển vào hoặc ra theo một chiều bằng cách luôn chỉ mở một cửa duy nhất của Pass box. Khi cửa bên ngoài mở thì cửa bên trong tự động khóa. 

Pass Box thường được trang bị hệ thống lọc không khí chẳng hạn như bộ lọc HEPA, để loại bỏ hạt bụi và vi khuẩn của không khí từ Pass Box vào phòng sạch khi mở cửa. Từ đó, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm từ không khí, vật phẩm, nguyên liệu từ bên ngoài vào phòng sạch. 

3.6. Isolator – Tủ cách ly

Isolator là thiết bị chứa đóng kín, thường nhỏ, dùng để làm việc với các chất ô nhiễm nhạy cảm hay chất độc cần hạn chế tiếp xúc với người. 

Thiết bị này được thiết kế hệ thống vách kín, có thể làm bằng thép không gỉ hoặc chất liệu khác, để ngăn chặn sự truyền nhiễm và lưu giữ chất ô nhiễm lại bên trong tủ. Isolator bao gồm cửa kín, một hệ thống tay áo cao su cho phép người dùng làm việc với các chất mà không cần tiếp xúc trực tiếp. 

Isolator có thể đi kèm với hệ thống lọc không khí để loại bỏ tạp, nhiễm bên trong. Điều này đảm bảo môi trường bên trong isolator đảm bảo sạch, an toàn cho các hoạt động.

Hệ thống HVAC
Hình ảnh thầy Long chia sẻ về Hệ thống HVAC trong Hội thảo Nhà máy GMP 2023 do Công ty GMP EU tổ chức

Mỗi loại thiết bị có một vai trò riêng trong quá trình đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm cho môi trường sản xuất. Và mỗi dây chuyền cũng có một yêu cầu khác nhau về độ sạch. Việc thiết kế, lắp đặt, lựa chọn thiết bị phù hợp với dây chuyền sản xuất là một điều quan trọng để giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa quá trình sản xuất. 

Công ty GMP EU với hơn 5 năm kinh nghiệm trong tư vấn, thiết kế và xây dựng phòng sạch y tế và phòng sạch sản xuất dược, mỹ phẩm. Chúng tôi tự tin với hệ sinh thái dịch vụ trọn vẹn, kinh nghiệm, chuyên môn dày dặn để đưa ra đến cho quý doanh nghiệp giải pháp tối ưu để xây dựng phòng sạch phù hợp dây chuyền sản xuất. Liên hệ với GMP EU để được:

  • Tư vấn thiết kế, thi công phòng sạch GMP (WHO-GMP, C-GMP, EU-GMP, PIC/S-GMP,..)
  • Thẩm định và đánh giá phòng sạch sản xuất mỹ phẩm 
  • Tư vấn hệ thống quản lý chất lượng phòng sạch
  • Tư vấn công nghệ, lắp đặt thiết bị sản xuất
]]>
https://phongsachtst.com/huong-dan-day-du-ve-thiet-bi-phong-sach-san-xuat-my-pham/feed/ 0
Danh dách đầy đủ các cơ sở sản xuất đạt GMP nước ngoài https://phongsachtst.com/danh-dach-day-du-cac-co-so-san-xuat-dat-gmp-nuoc-ngoai/ https://phongsachtst.com/danh-dach-day-du-cac-co-so-san-xuat-dat-gmp-nuoc-ngoai/#respond Sat, 24 Feb 2024 20:32:18 +0000 https://phongsachtst.com/danh-dach-day-du-cac-co-so-san-xuat-dat-gmp-nuoc-ngoai.html Danh dách đầy đủ các cơ sở sản xuất đạt GMP nước ngoài

Cơ sở sản xuất, đăng ký, kinh doanh thuốc khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 54/2017/NĐ-CP, nộp kèm thêm các Giấy chứng nhận GMP, Báo cáo thanh tra theo tiêu chuẩn EU-GMP, PIC/s-GMP hoặc tương đương (nếu có) để được đánh giá, công bố đáp ứng các tiêu chuẩn này.

danh-sach-co-so-san-xuat-nuoc-ngoai-dap-ung-gmp

Các cơ sở sản xuất, đăng ký, kinh doanh thuốc đã nộp hồ sơ đề nghị đánh giá đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nước ngoài để đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc để phân nhóm thuốc theo các tiêu chí kỹ thuật quy định trong Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

Sau khi nộp hồ sơ đề nghị công bố. Cục quản lý Dược sẽ xem xét, đánh giá và công bố nếu đạt yêu cầu.

Tháng 2/2024 Cục quản lý Dược Việt Nam công bố kết quả đánh giá đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất nước ngoài Đợt 34

Sau đây là danh sách các nhà máy Đạt

Công bố GMP NN Đợt 34 – Danh sách Đạt

Xem chi tiết tại: Công văn số 393/QLD-CL

 

Page 1 / 11

Zoom 100%
]]>
https://phongsachtst.com/danh-dach-day-du-cac-co-so-san-xuat-dat-gmp-nuoc-ngoai/feed/ 0
Khắc phục những vi phạm dễ gặp phải trong sản xuất mỹ phẩm? https://phongsachtst.com/khac-phuc-nhung-vi-pham-de-gap-phai-trong-san-xuat-my-pham/ https://phongsachtst.com/khac-phuc-nhung-vi-pham-de-gap-phai-trong-san-xuat-my-pham/#respond Sat, 24 Feb 2024 11:38:14 +0000 https://phongsachtst.com/khac-phuc-nhung-vi-pham-de-gap-phai-trong-san-xuat-my-pham.html Khắc phục những vi phạm dễ gặp phải trong sản xuất mỹ phẩm?

Tuy các quy định về xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm thường không nghiêm ngặt bằng nhà máy sản xuất dược phẩm. Tuy nhiên, có thể vì lý do này, nhiều chủ đầu tư lơ là dẫn đến các vi phạm trong xây dựng, kiểm soát dẫn đến các vi phạm trong sản xuất. Dưới đây là một số vi phạm thường xảy ra, các quy định xử phạt và cách khắc phục.  

vi-pham-trong-san-xuat-my-pham
Hình ảnh minh họa

Mục Lục Bài Viết

I. Một số vi phạm trong sản xuất mỹ phẩm

1. Vi phạm giới hạn vi sinh vật 

Mỹ phẩm không được kiểm soát tốt nhiễm vi sinh vật là mối nguy hại nghiêm trọng đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay không phải cơ sở sản xuất mỹ phẩm nào cũng chú trọng đến việc kiểm soát vi sinh vật trong quy trình sản xuất. 

Việc lơ là này có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình sản xuất. Có thể kể đến một vài nguyên nhân sau:

  • Không kiểm soát kĩ nguyên liệu đầu vào dựa trên cả chỉ tiêu hóa lý và hóa sinh.
  • Không áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp loại vi sinh vật. Chẳng hạn, rửa dụng cụ bằng cồn 70 trước khi bắt đầu ca làm việc mới. 
  • Chưa kiểm tra kĩ bán thành phẩm những trực tiếp chuyển đến khâu tiếp theo là chiết và đóng gói.
  • Bao bì cũng không được tiệt khuẩn kỹ dẫn đến lây nhiễm cho sản phẩm.

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm bị rút số đăng kí về vấn đề này. Gần đây, một số công ty đã phải thu hồi sản phẩm vì khôn đạt chỉ tiêu chất lượng vi sinh như Công ty TNHH Hoa Mai Vàng, Công ty Mỹ phẩm Lavita,…

Xem thêm: Công văn đình chỉ lưu hành mỹ phẩm – DAV

2. Không triển khai hệ thống C-GMP

Hệ thống sản xuất tốt mỹ phẩm là điều cần thiết để tạo ra các sản phẩm chất lượng. Năm 2020 tại Nghị đinh 117 đã quy định, các nhà máy sản xuất cần đạt C-GMP để có thể sản xuất mỹ phẩm. 

Bất cứ yếu tố nào của nhà máy từ máy móc, thiết bị, quy trình,… không đạt thì cơ sở có thể không đạt chứng nhận C-GMP. Do sản xuất mỹ phẩm không được kiểm soát nghiêm ngặt như kiểm soát thuốc nên nhiều đơn vị đã không chú trọng đảm bảo C-GMP. Điều này không chỉ khiến chất lượng sản phẩm không đảm bảo mà còn làm mất uy tín của cơ sở sản xuất. 

Xem thêm: C-GMP là gì?

3. Một số vi phạm khác

Ngoài ra còn rất nhiều vi phạm khác mà nhà sản xuất có thể mắc phải. Chẳng hạn, sự sai khác giữa sản phẩm và nhãn, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hóa lý, không đạt hàm lượng hoạt chất như trên nhãn,… và các sai phạm trên giấy tờ như địa chỉ, phạm vi sản xuất không khớp với giấy phép kinh doanh. 

II. Các quy định về xử phạt vi phạm trong sản xuất mỹ phẩm

Các hình thức xử phạt quy định tại Điều 70 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Cụ thể: 

1. Hình thức phạt chính

* Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Không triển khai áp dụng “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN).

  • Sản phẩm tạo thành không giống hồ sơ công bố sản phẩm. 
  • Sử dụng nguyên liệu kém, không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất mỹ phẩm.
  • Sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. 
  • Địa điểm nhà máy sản xuất không giống trên giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
  • Sản xuất không đúng phạm vi ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
  • Sản xuất mỹ phẩm có thành phần chất cấm vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Sản xuất mỹ phẩm khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;

  • Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
  • Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Nếu địa điểm, phạm vi sản xuất khác với giấy đăng kí kinh doanh thì đình chỉ hoạt động. Khi đơn vị bổ sung phạm vị hoạt động trong giấy đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm thì mới được hoạt động trở lại

Tước giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm từ 1 đến 3 tháng với vi phạm không tuân thủ C-GMP hay mỹ phẩm có chất cấm,…

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Để khắc phục hậu quả, các doanh nghiệp sẽ buộc phải thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định. 

Kết luận: Không chỉ bị phạt tiền, thu hồi sản phẩm, điều quan trọng hơn hết là uy tín của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, trong quá trình sản xuất, đơn vị cần hết sức cẩn trọng để hạn chế tối đa sai sót. Đặc biệt cần chú trọng hơn công tác đảm bảo vệ sinh cũng như xây dựng nhà máy đạt chuẩn C-GMP. 

Công ty GMP -EU cùng đội ngũ chuyên gia với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế xây dụng nhà máy, phòng sạch lĩnh vực dược, mỹ phẩm luôn sẵn sàng được đồng hành cùng Quý Công ty. Đừng ngại liên hệ và chia sẻ với các chuyên viên GMP EU về những khó khăn trong việc xây dựng và vận hành nhà máy GMP của doanh nghiệp bạn!

]]>
https://phongsachtst.com/khac-phuc-nhung-vi-pham-de-gap-phai-trong-san-xuat-my-pham/feed/ 0
Hướng dẫn đầy đủ đảm bảo vệ sinh trong nhà máy sản xuất mỹ phẩm https://phongsachtst.com/huong-dan-day-du-dam-bao-ve-sinh-trong-nha-may-san-xuat-my-pham/ https://phongsachtst.com/huong-dan-day-du-dam-bao-ve-sinh-trong-nha-may-san-xuat-my-pham/#respond Sat, 24 Feb 2024 10:37:24 +0000 https://phongsachtst.com/huong-dan-day-du-dam-bao-ve-sinh-trong-nha-may-san-xuat-my-pham.html Hướng dẫn đầy đủ đảm bảo vệ sinh trong nhà máy sản xuất mỹ phẩm

Không đạt tiêu chuẩn vệ sinh trong sản xuất mỹ phẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sản phẩm có thể bị hư hại bởi bụi, chất bẩn hay khí thải trong môi trường sản xuất. Do đó, giữ gìn vệ sinh cho dây chuyền, trang thiết bị sản xuất là một điều rất quan trọng. 

dam-bao-ve-sinh-san-xuat
Hình ảnh minh họa

Mục Lục Bài Viết

1. Những yếu tố quan trọng cần quan tâm để đảm bảo vệ sinh sản xuất mỹ phẩm

Thông thường việc ô nhiễm có thể xảy ra do thiết bị và dụng cụ không được tiệt khuẩn một cách triệt để. Để sản phẩm mỹ phẩm có chất lượng đạt chuẩn, cần chú ý đến một số vấn đề vệ sinh sau:

  • Cần chú ý khâu thiết kế lắp đặt để có thể thuận tiện cho việc vệ sinh sau này. 
  • Nhân viên cần hiểu và có ý thức tuân thủ các quy định về vệ sinh. 
  • Môi trường sản xuất sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn phòng sạch. Trong sản xuất dược phẩm thông thường cần được trang bị phòng sạch cấp độ D. 
  • Quy trình sản xuất đảm bảo sạch, an toàn.
  • Các nguồn nguyên liệu đảm bảo sạch: kiểm tra nguồn nước, nguồn nguyên liệu đầu vào,…
  • Trong quá trình sản xuất cần có các khâu kiểm tra vi sinh vật, tạp của thành phẩm, bán thành phẩm. 

Tạp, vi sinh vật xuất hiện trong quá trình sản xuất có thể khiến sản phẩm bị hỏng (thay đổi về mùi, tính chất,…). Nguy hiểm hơn, khi nhiễm tạp, vi sinh vật quá giới hạn không kịp thời phát hiện có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Hiện nay, vi phạm giới hạn nhiễm khuẩn là một vi phạm thường gặp khiến các doanh nghiệp đối mặt với việc sản phẩm bị thu hồi giấy phép đăng kí. 

Xem thêm: Các vi phạm thường gặp trong sản xuất mỹ phẩm 

2. Một vài nguồn gây nhiễm và cách dự phòng trong đảm bảo vệ sinh sản xuất mỹ phẩm

2.1. Môi trường sản xuất đảm bảo vệ sinh 

Kiểm soát môi trường sẽ giúp rủi ro ô nhiễm mỹ phẩm. Dưới đây là một số biện pháp để đảm bảo môi trường sạch:

  • Sàn và tường thuộc loại không hấp phụ và chịu được những tác nhân chống vi khuẩn. 
  • Tường được vệ sinh định kỳ và sàn được lau sau mỗi ngày hoạt động. 
  • Nước đọng, rác bẩn và các mảnh vụn phải được quét dọn càng sớm càng tốt. 
  • Rãnh thoát nước là một nguồn tiềm ẩn nhiễm. Do đó, khu vực này cần được đậy kín và vệ sinh thường xuyên
  • Không khí trong khu vực sản xuất cần được làm sạch để đảm bảo cấp độ phòng sạch D. Ống dẫn khí phải được vệ sinh thường xuyên và bề mặt trần cũng phải được giữ sạch. 

Ngoài ra, nhiễm có thể bắt nguồn từ ngay các dụng cụ vệ sinh như giẻ lau, bàn chải. Do đó cần thay, vệ sinh định kỳ thường xuyên những vật dụng này. Hạn chế tối đa sự di chuyển trong khu sản xuất. Ra vào cần đi đúng chiều theo quy trình, nhất là các khu dễ nhiễm như khu trộn nguyên liệu ướt, đóng gói,…

2.2. Nhà xưởng

 Các khu vực trong nhà xưởng như phòng chứa nguyên liệu, phòng thí nghiệm,… cần giữ sạch sẽ, ngăn nắp, vật liệu thừa cần được thu gom và đưa đến nơi thích hợp. Sàn làm bằng vật liệu không thấm nước, không có vết nứt và khe hở. Đặc biệt với khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam vào mùa nồm ẩm nguy cơ nhiễm rất cao. Vậy nên, hệ thống đảm bảo độ ẩm cũng nên được trang bị. Tường phẳng, không thấm nước và dễ lau chùi bề mặt. 

2.3. Trang thiết bị 

Khi thiết kế và lựa chọn thiết bị, ngoài việc quan tâm năng suất sản lượng, khả năng lây nhiễm cũng là yếu tố quan trọng. Do đó thiết bị cần được thiết kế lắp đặt để dễ vệ sinh. Quá trình vệ sinh  không được xem nhẹ trong thiết kế thiết bị. Một trong các điều có thể kể đến như vật liệu làm thiết bị chịu được các phương pháp tẩy rửa thông thường và thường được sử dụng là thép không gỉ. 

2.4. Quy trình sản xuất

Quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến nhiễm trong sản xuất mỹ phẩm. Do đó, cần chú ý đến một số yếu tố sau: 

  • Tẩy rửa sạch bồn chứa trước và sau khi sử dụng.
  • Không khí luôn tồn tại vi khuẩn, bào tử, bụi do đó cần có hệ thống đảm bảo giới hạn bụi, vi sinh vật.
  • Thiết lập các dây chuyền sản xuất riêng cho các sản phẩm theo quy định, tránh nhiễm chéo.
  • Thiết lập các quy trình trộn, đảo, gia nhiệt,… hợp lý để đảm bảo chất lượng về cả hoạt tính và an toàn, đảm bảo vệ sinh.
  • Thiết lập chiều ra vào của nhân viên hợp lý để tránh tối đa nhiễm. 

Mặc dù, đơn vị có thể đã đảm bảo đầy đủ các yếu tố trên, nhưng sản phẩm vẫn bị nhiễm, có thể do một số nguyên nhân sau đây: 

  • Thiếu quan tâm, liên hệ giữa người quản lý và nhân viên.
  • Giám sát còn lỏng lẻo. 
  • Tăng năng suất, cắt giảm các khâu để giảm giá thành. Khâu vệ sinh thường rất dễ bị cắt giảm. 
  • Thay đổi vội vàng công nhân
  • Nhập nguyên liệu không qua kiểm định rõ ràng

3. Các quy định về vệ sinh trong sản xuất mỹ phẩm

Theo hướng dẫn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm C-GMP ASEAN, vấn đề vệ sinh trong sản xuất mỹ phẩm được thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây. 

Xem chi tiết tại: Hướng dẫn ASEAN C-GMP

Các biện pháp vệ sinh và quy định về vệ sinh để tránh gây tạp nhiễm trong sản xuất. Chúng phải được bảo đảm thực hiện đối nhân viên, nhà xưởng, trang thiết bị/ máy móc, nguyên vật liệu sản xuất và bao bì.

3.1. Nhân viên

  • Nhân viên phải có sức khỏe tốt để đảm bảo thực hiện công việc được giao. Cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ cho tất cả nhân viên tham gia vào sản xuất.
  • Nhân viên phải thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân.
  • Bất kỳ nhân viên nào có biểu hiện ốm đau hay có vết thương hở có khả năng gây ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng sản phẩm đều không được phép xử lý nguyên vật liệu, nguyên liệu đóng gói, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và thành phẩm.
  • Cần hướng dẫn và khuyến khích nhân viên báo cáo cho người quản lý trực tiếp của mình những tình trạng (máy móc, trang thiết bị hoặc nhân sự) mà họ cho là có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới sản phẩm.
  • Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi các tạp nhiễm. Nhân viên phải mặc quần áo bảo hộ lao động phù hợp với chức năng sản xuất của mình.
  • Các hoạt động ăn uống, hút thuốc, nhai kẹo…, đồ ăn, thức uống, thuốc lá và những thứ khác có thể gây tạp nhiễm đều không được phép đưa vào khu vực sản xuất, phòng thí nghiệm, nhà kho và các khu vực khác nơi mà chúng có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho sản phẩm.
  • Mọi nhân viên có nhiệm vụ vào khu vực sản xuất đều phải thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và mặc quần áo bảo hộ.

3.2 Nhà xưởng

  • Cần có đủ khu vực rửa và vệ sinh được thông khí tốt cho nhân viên, và phải tách biệt với khu sản xuất.
  • Cần có khu vực cất giữ quần áo và tài sản của nhân viên với các ngăn có khoá và cần được bố trí ở vị trí thích hợp.
  • Chất thải cần được thu gom thường xuyên vào các thùng phế thải để đưa đến điểm thu nhận ngoài khu vực sản xuất.
  • Các chất diệt chuột, côn trùng, nấm mốc và các vật liệu vệ sinh không được gây tạp nhiễm cho trang thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu, bao bì đóng gói, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và thành phẩm.

3.3 Trang thiết bị và máy móc

  • Trang thiết bị và dụng cụ cần được giữ sạch sẽ.
  • Nên sử dụng biện pháp hút bụi hoặc làm vệ sinh ướt. Khí nén và chổi quét phải được sử dụng một cách thận trọng hoặc tránh sử dụng nếu có thể vỡ các biện pháp này làm tăng nguy cơ tạp nhiễm cho sản phẩm.
  • Cần thực hiện theo đúng các quy trình thao tác chuẩn trong làm vệ sinh và tẩy trùng các thiết bị máy móc chủ yếu.

Xem thêm: Một số tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm trên thế giới

Để đảm bảo những vấn đề kể trên, đơn vị cần có sự chuẩn bị ngay từ khâu lên ý tưởng, thiết kế nhà xưởng. Các SOP được lên phù hợp với điều kiện, yêu cầu của nhà máy. Mỗi nhà máy có diện tích, quy mô, nhu cầu khác nhau nên việc khéo léo xây dựng các SOP hợp lý với từng trường hợp và đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết sẽ có thể giúp tối ưu chi phí, nâng cao hiệu suất. Quá trình này tốt nhất nên có sự hợp tác của các chuyên gia. 

GMP EU là đơn vị cung cấp giải pháp tổng thể về tư vấn thiết kế nhà máy, phòng sạch trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm. Với hơn 5 năm hoạt động trong ngành GMP EU đã hợp tác và hoàn thành nhiều dự án và có kinh nghiệm trong vấn đề đảm bảo vệ sinh nhà máy. Liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết, tối ưu và tận tình nhất !

]]>
https://phongsachtst.com/huong-dan-day-du-dam-bao-ve-sinh-trong-nha-may-san-xuat-my-pham/feed/ 0
Những lợi ích, khó khăn khi xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt C-GMP https://phongsachtst.com/nhung-loi-ich-kho-khan-khi-xay-dung-nha-may-san-xuat-my-pham-dat-c-gmp/ https://phongsachtst.com/nhung-loi-ich-kho-khan-khi-xay-dung-nha-may-san-xuat-my-pham-dat-c-gmp/#respond Sat, 24 Feb 2024 10:37:18 +0000 https://phongsachtst.com/nhung-loi-ich-kho-khan-khi-xay-dung-nha-may-san-xuat-my-pham-dat-c-gmp.html Những lợi ích, khó khăn khi xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt C-GMP

Hiện nay, lượng mỹ phẩm sản xuất tại Việt Nam ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, mỹ phẩm không đạt chất lượng vẫn còn hiện diện nhiều. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin tưởng của người dùng với sản phẩm mỹ phẩm Việt Nam. Do đó, xây dựng nhà máy C-GMP là một yếu tố quan trọng để khẳng định chất lượng sản phẩm.

Lợi ích và khó khăn trong xây dựng c-gmp
Hình ảnh minh họa

Mục Lục Bài Viết

1. Tiêu chuẩn C-GMP là gì?

C-GMP (Cosmetic Good Manufacturing Practice) là bộ hướng dẫn sản xuất mỹ phẩm. Tiêu chuẩn này bao gồm các đầu mục tương tự GMP thuốc. Hướng dẫn xây dựng bộ máy sản xuất về tất cả các phương diện (nhân sự, nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng, tài liệu,…) Tuy nhiên các tiêu chuẩn của thuốc thường phức tạp và yêu cầu cao hơn. Tại Việt Nam, hiện đang áp dụng ASEAN C-GMP. 

Xem chi tiết tại: Hướng dẫn ASEAN C-GMP

Xem thêm: C-GMP là gì? 

2. Lợi ích của chứng nhận C-GMP đối với nhà máy sản xuất mỹ phẩm

Xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn C-GMP mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Sau đây là một vài lợi ích chính

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Nhà máy sản xuất mỹ phẩm đảm bảo quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn C-GMP. Tiêu chuẩn này hướng dẫn khá chi tiết để các đơn vị có thể xây dựng các SOP giúp ngăn chặn sự ô nhiễm. Đồng thời quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng cao của mỹ phẩm. 

  • Tăng cường niềm tin của khách hàng

Người dùng rất quan tâm đến chất lượng và vệ sinh an toàn của mỹ phẩm mà họ sử dụng. Việc xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt C-GMP giúp khách hàng tin tưởng hơn vào sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi các sản phẩm này đã được tạo ra trong môi trường, dây chuyền đạt chuẩn. 

  • Nâng cao năng lực cạnh tranh

Việc tuân thủ GMP không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn là tiền đề để công ty nâng cao năng suất. Quy trình sản xuất theo GMP giúp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu lỗi sản xuất, và tăng cường hiệu suất sản xuất. Điều này giúp công ty tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3. Những khó khăn thường gặp trong quá trình xây dựng nhà máy sản xuất đạt chuẩn C-GMP. 

Tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt C-GMP cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. 

  • Cần có nguồn vốn lớn

Công ty cần đầu tư cho nhà máy máy móc, công nghệ, thiết bị hiện đại. Những vấn đề khác như nguyên liệu cần có sự kiểm tra kỹ càng và từ các nguồn uy tín. Đầu tư cho đội ngũ nhân lực chất lượng cao cũng là điều cần thiết. Tất cả những điều này đòi hỏi cần có một số vốn đầu tư lớn để có thể xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn. 

  • Đào tạo nhân viên

Nhà máy sản xuất mỹ phẩm C-GMP hoạt động tốt đòi hỏi đội ngũ nhân viên am hiểu, được đào tạo chuyên nghiệp về các quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng và tuân thủ GMP. Đây cũng là một khó khăn trong việc tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp mỹ phẩm

  • Tuân thủ và duy trì C-GMP

Xây dựng nhà máy đạt chuẩn, sau khi nhận chứng nhận, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải duy trì tất cả các điều kiện của nhà máy. Nếu không duy trì, có thể bị rút chứng nhận bất cứ lúc nào khi phát hiện không đạt. Việc duy trì này cần diễn ra liên tục và yêu cầu sự cam kết và đầu tư từ phía công ty. Việc đảm bảo tuân thủ và nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi một hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt. Đồng thời, các biện pháp cải tiến này nên được thực hiện liên tục. 

GMP EU là đơn vị cung cấp giải pháp tổng thể về tư vấn thiết kế nhà máy, phòng sạch trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm. Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành GMP EU hân hạnh được đồng hành cùng quý doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết, tối ưu và tận tình nhất !

]]>
https://phongsachtst.com/nhung-loi-ich-kho-khan-khi-xay-dung-nha-may-san-xuat-my-pham-dat-c-gmp/feed/ 0
Chi tiết quy trình xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt C-GMP https://phongsachtst.com/chi-tiet-quy-trinh-xay-dung-nha-may-san-xuat-my-pham-dat-c-gmp/ https://phongsachtst.com/chi-tiet-quy-trinh-xay-dung-nha-may-san-xuat-my-pham-dat-c-gmp/#respond Sat, 24 Feb 2024 10:37:08 +0000 https://phongsachtst.com/chi-tiet-quy-trinh-xay-dung-nha-may-san-xuat-my-pham-dat-c-gmp.html Chi tiết quy trình xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt C-GMP

 

C-GMP là chứng nhận giúp các công ty mỹ phẩm khẳng định chất lượng sản xuất của mình. Vậy nên, đầu tư xây dựng nhà máy C-GMP là một hướng đi đúng đắn. Để bắt tay vào dự án xây dựng nhà máy C-GMP cần có những gì? Cùng tìm hiểu quy trình xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt C-GMP qua bài chia sẻ dưới đây.

quy-trinh-xay-dung-nha-may-c-gmp
Hình ảnh minh họa

Mục Lục Bài Viết

1. Nhà máy C-GMP quan trọng như thế nào? 

C-GMP bao gồm các hướng dẫn xây dựng hệ thống sản xuất mỹ phẩm trên các khía cạnh:

  • Nhân sự
  • Nhà máy
  • Máy móc thiết bị
  • Vệ sinh sản xuất
  • Vận hành sản xuất
  • Kiểm tra, thử nghiệm, hồ sơ tài liệu và chất lượng sản phẩm. 

Vậy nên đây là một biện pháp giúp nhà sản xuất duy trì chất lượng ổn định, tăng năng suất, giảm lãng phí và giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi.

Chứng nhận đạt chuẩn sản xuất theo một tiêu chuẩn nào đó  có nghĩa là dây chuyền đó đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng được nêu hoặc các quy định liên quan. Chứng nhận này tạo niềm tin cho khách hàng, nâng cao uy tín của nhà sản xuất và tạo điều kiện mở rộng thị trường. Ngoài ra, việc luôn cập nhật các xu hướng của ngành là rất quan trọng để doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Tại Việt Nam, các sản xuất mỹ phẩm tuân thủ theo hướng dẫn ASEAN C-GMP. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc CGMP – ASEAN, các cơ sở sản xuất mỹ phẩm có thể đảm bảo rằng chỉ những cơ sở đủ tiêu chuẩn mới được vận hành, giảm thiểu sự xuất hiện của các sản phẩm giả, nhập lậu và kém chất lượng. Hơn nữa, việc đáp ứng yêu cầu CGMP-ASEAN sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm của mình ra quốc tế.

Xem chi tiết tại: Hướng dẫn ASEAN C-GMP

Xem thêm: C-GMP là gì? 

2. Chi tiết 5 bước trong quy trình xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt C-GMP

Bước 1: Nhận tư vấn, khảo sát dự án 

Khảo sát dự án là một công việc không thể thiếu để biết được quy mô dây chuyền, điều kiện và nhu cầu của chủ đầu tư. Từ đó có phương án thích hợp nhất cho dự án. Cụ thể như sau: 

  • Tìm hiểu nhu cầu khách hàng 
  • Lập kế hoạch chi tiết, sơ đồ mặt bằng và tư vấn quy mô phù hợp cho dự án
  • Đưa ra ước tính ban đầu và điều chỉnh dựa trên nhu cầu khách hàng 

Bước 2: Nhận tư vấn công nghệ trang thiết bị, máy móc phù hợp 

Trang thiết bị là thành phần quan trọng có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Do vậy chọn các thiết bị phù hợp với giá thành hợp lý là yếu tố quan trọng. 

  • Phòng sạch mỹ phẩm là một môi trường đặc biệt nên các thiết bị sử dụng trong môi trường này cũng có những yêu cầu riêng. Thiết bị phòng sạch cần phải đáp ứng các yêu cầu về mức độ và tiêu chuẩn sạch sẽ cụ thể mà các cơ sở sản xuất theo đuổi. Vì vậy, hai bên cần thống nhất vấn đề này trước khi tiến hành thiết kế xây dựng.
  • Mỗi dây chuyền sản xuất sẽ có hệ thống thiết bị phù hợp khác nhau. Tùy vào nhu cầu, điều kiện nhà sản xuất mà có những thiết bị phù hợp cho từng trường hợp. 
  • Lựa chọn công nghệ phù hợp sẽ đảm bảo tính nhất quán của dự án và kết quả lâu dài. 

Bước 3: Nhận tư vấn và tham gia thiết kế bản vẽ tổng thể nhà máy

Một số vấn đề cần lên bản thiết kế: 

  • Thiết kế mặt bằng theo tiêu chuẩn của BỘ Y Tế
  • Thiết kế hệ thống cơ điện M&E
  • Thiết kế hệ thống HVAC phù hợp với tiêu chuẩn và cấp độ phòng sạch
  • Thiết kế hệ thống xử lý nước RO/ nước cất/ hệ thống thoát nước/ xử lý nước thải phù hợp GMP
  • Thiết kế hệ thống khí nén, hơi…phù hợp công nghệ sản xuất.

Bước 4: Tiến hành thi công xây dựng nhà máy

Để quá trình thi công diễn ra thuận lợi, nhà máy cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Quá trình thi công phòng sạch thẩm mỹ cần được thực hiện theo đúng bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên trong quá trình thi công có thể phát sinh những vấn đề vướng mắc. Trường hợp này đơn vị thi công cần tổ chức họp với chủ đầu tư và đơn vị thiết kế để bàn bạc.
  • Để tạo nên một phòng sạch đạt tiêu chuẩn, quá trình thi công cần có những kỹ sư, công nhân am hiểu về phòng sạch. Điều này đảm bảo độ kín khí và áp suất tiêu chuẩn cho lượng bụi trong phòng. 
  • Ngoài ra, cũng như bất kỳ dự án nào khác, việc tuân thủ an toàn lao động phải được đảm bảo.

Bước 5: Tiến hành xây dựng các SOP

Cần có những quy trình để nhà máy được vận hành mượt mà. Xây dựng các SOP là một yếu tố quan trọng không kém so với xây dựng. Cần có SOP hợp lý đạt tiêu chuẩn thì các cơ sở hạ tầng nhà máy mới được sử dụng hợp lý và đạt chuẩn. 

  • Các quy trình cần được xây dựng dựa theo đúng hướng dẫn, các yêu cầu của C-GMP.
  • Trước khi đưa vào sử dụng theo các SOP đơn vị thi công và chủ đầu tư sẽ tiến hành kiểm tra, kiểm định các vấn đề liên quan thẩm mỹ và các điều kiện kỹ thuật được nghiệm thu được đảm bảo để dây chuyền sản xuất, các thiết bị, phòng sạch mỹ phẩm được đưa vào sử dụng theo đúng thiết kế.
  • Nhân Sự nhà máy sẽ được đào tạo lý thuyết GMP và thực hành công việc cụ thể của từng cá nhân. 

Sau khi hoàn thành các bước trên đơn vị tư vấn lập, soạn thảo hồ sơ nộp gửi lên sở y tế địa phương để xin thanh tra nhà máy. GMP EU cũng sẽ đồng hành cùng nhà máy trong quá trình tiếp đón thanh tra. 

Xem thêm: 

GMP EU là đơn vị cung cấp giải pháp tổng thể về tư vấn thiết kế nhà máy, phòng sạch trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm. Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành GMP EU hân hạnh được đồng hành cùng quý doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết, tối ưu và tận tình nhất 

]]>
https://phongsachtst.com/chi-tiet-quy-trinh-xay-dung-nha-may-san-xuat-my-pham-dat-c-gmp/feed/ 0
Khóa liên động là gì? Phân loại khóa liên động https://phongsachtst.com/khoa-lien-dong-la-gi-phan-loai-khoa-lien-dong/ https://phongsachtst.com/khoa-lien-dong-la-gi-phan-loai-khoa-lien-dong/#respond Mon, 12 Feb 2024 05:41:04 +0000 https://phongsachtst.com/khoa-lien-dong-la-gi-phan-loai-khoa-lien-dong.html

Khóa liên động (interlock, khóa airlock) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường sạch và ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm giữa các khu vực khác nhau của phòng sạch. Vậy nguyên lý hoạt động của khóa liên động như thế nào? Phân loại khóa ra sao? KYODO sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn ngay tại bài dưới dây.

1. Khóa liên động là gì?

Hệ thống khóa cửa liên động là một cấu trúc bao gồm hai cánh cửa được liên kết với nhau. Một cánh cửa không thể mở cho đến khi cánh cửa kia đã được đóng lại. Điều này đảm bảo rằng không thể mở cả hai cánh cửa cùng một lúc. Trong một khoảng thời gian nhất định, hai cánh cửa tạo ra một không gian đóng để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Hệ thống này còn được gọi là khóa interlock, là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực phòng sạch.

Chức năng chính của hệ thống khóa cửa liên động là kiểm soát việc tiếp cận của nhân viên vào các khu vực an toàn như phòng sạch, nơi có nguy cơ ô nhiễm từ bụi hoặc các hạt nhỏ. Hệ thống này thường được thiết kế ở dạng đơn giản nhất với 2 đến 12 cánh cửa được kết nối và điều khiển bằng điện để đảm bảo rằng không thể mở cả hai cánh cửa cùng một lúc.

Khóa liên động là gì? Phân loại khóa liên độngKhóa liên động là gì? Phân loại khóa liên động
Khóa liên động là gì? Phân loại khóa liên động

Khóa cửa liên động được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng mục tiêu chung của chúng là kiểm soát lối đi không mong muốn từ khu vực này sang khu vực khác, đảm bảo an toàn và tính chính xác trong quá trình làm việc.

2. Tại sao nên sử dụng khóa liên động trong phòng sạch?

Phòng sạch được xây dựng với mục tiêu đáp ứng các yêu cầu khắt khe về môi trường như không khí, nhiệt độ, độ ẩm và các tiêu chuẩn khác nhau.

Ví dụ, phòng mổ cần đảm bảo sự vô trùng hoàn toàn. Các phòng sản xuất thuốc, xử lý vi mạch điện tử và chế biến thực phẩm cũng phải tuân thủ tiêu chuẩn “sạch”. Điều này bao gồm việc kiểm soát số lượng các hạt trong không khí theo các tiêu chuẩn cụ thể. Ngoài ra, các thông số như nhiệt độ, độ ẩm và áp suất cũng phải tuân thủ các quy định bắt buộc.

Tuy nhiên, không phải tất cả các phòng sạch trong cùng một cơ sở hoặc nhà máy sẽ có cùng điều kiện về môi trường. Ví dụ, phòng sản xuất vacxin có yêu cầu về độ sạch khác biệt so với phòng sản xuất các loại thuốc khác.

Bên cạnh đó, thường có một khu vực được gọi là “airlock” nằm giữa khu vực sạch và khu vực thông thường, nhằm ngăn chặn không khí không sạch từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực sạch.

Trong trường hợp cửa panel giữa hai khu vực không hoạt động đúng cách, có thể xảy ra tình trạng không khí không sạch từ bên ngoài tràn vào khu vực sạch, mang theo các hạt không được kiểm soát. Điều này sẽ gây ra một tình huống nguy hiểm và không mong muốn.

Để ngăn chặn điều này xảy ra, việc sử dụng khóa cửa liên động là điều cần thiết.

Xem thêm: Cửa Panel phòng sạch và những điều cần lưu ý

3. Cấu tạo của khóa

Một bộ khóa điện tử bao gồm các thành phần quan trọng sau:

  • Hộp điều khiển: Điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động của khóa. Thường được lắp đặt trên trần kỹ thuật, đảm bảo sự điều chỉnh và quản lý chính xác.
  • Chốt khóa: Thực hiện công việc mở và đóng cửa theo cơ chế liên động. Đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hệ thống.
  • Mặt đèn hiển thị: Đóng vai trò quan trọng trong việc thông báo trạng thái của cửa. Cung cấp thông tin rõ ràng về tình trạng hiện tại của hệ thống.
  • Dây nối: Chịu trách nhiệm truyền thông tin từ bộ điều khiển đến chốt khóa và mặt đèn hiển thị. Đây là phần kết nối giữa các thành phần khác nhau của hệ thống.
  • Dây nguồn: Cung cấp nguồn điện cần thiết cho hoạt động của bộ khóa. Đảm bảo rằng hệ thống luôn hoạt động một cách ổn định và liên tục.

Các thành phần này cùng hợp tác tạo nên một hệ thống khóa điện tử hoàn chỉnh và đáng tin cậy. Điều này đảm bảo rằng quá trình điều khiển và kiểm soát lối đi được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả.

4. Nguyên lý hoạt động của khóa liên động

Các cửa được khóa liên kết hỗ trợ cho quá trình ra vào phòng sạch, chỉ cho phép mở một cửa tại một thời điểm, duy trì tính toàn vẹn của không gian sạch. Mỗi cánh cửa được trang bị một khóa từ với đèn LED chỉ báo trạng thái, cung cấp phản hồi hình ảnh về tình trạng cửa hiện tại.

Nguyên lý hoạt động của khóa liên động
Nguyên lý hoạt động của khóa liên động

Công tắc tiệm cận không chạm bằng tia hồng ngoại từ thép không gỉ cho phép kích hoạt bằng cách đặt gần bàn tay, loại bỏ hoàn toàn việc tiếp xúc và là lựa chọn lý tưởng cho môi trường sạch. Hệ thống khóa Interlock đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn ô nhiễm khu vực quy trình bằng cách:

  • Ngăn chặn đồng thời sự mở cửa / ra vào của các cửa và phòng.
  • Đảm bảo rằng khi một cửa trong phòng mở, thì tất cả các cửa khác trong phòng đó sẽ không thể mở được.
  • Có thể lập trình độ trễ giữa mỗi lần mở cửa để duy trì áp suất cần thiết.

Hơn nữa, trong trường hợp khẩn cấp, hệ thống còn tích hợp nút dừng khẩn cấp để đảm bảo an toàn tối đa.

Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Pass Box

5. Các loại khóa liên động trong phòng sạch

Về mặt công nghệ và kỹ thuật, hệ thống khóa cửa liên động (interlock) chia thành hai loại chính: interlocks mềm và cứng.

Mỗi loại có ứng dụng và ưu điểm riêng. Một số dự án đặc biệt có thể yêu cầu biện pháp bảo vệ nâng cao, trong khi những dự án khác có thể cần một giải pháp hiệu quả nhưng linh hoạt hơn.

Khóa liên động loại 4 cửa
Khóa liên động loại 4 cửa

5.1 Khóa liên động mềm

Khóa cửa liên động mềm thường được áp dụng trong các lĩnh vực giáo dục hoặc các dự án khoa học, kỹ thuật cơ bản không đòi hỏi sự phức tạp cao. Mặc dù hệ thống này thiết kế đơn giản và phụ thuộc vào sự nhạy bén của người sử dụng, nhưng điều quan trọng là nó vẫn mang lại hiệu quả và môi trường làm việc sạch sẽ với giá thành hợp lý.

Có điều đáng chú ý, khóa mềm thậm chí không cần phải hoàn toàn tự động:

  • Trong nhiều trường hợp, cửa ra vào chỉ được trang bị cửa thông thường hoặc bảng điều khiển tầm nhìn. Điều này cho phép người vào kiểm tra xem cánh cửa thứ hai đã mở hay chưa. Thông thường, có một biểu hiện trực quan như đèn xanh đỏ hoặc biển báo “KHÔNG VÀO” để cho biết liệu người đó có được phép đi vào khu vực chuyển tuyến hay không, hoặc cần phải đợi cho đến khi cánh cửa tiếp theo đóng lại.
  • Một tín hiệu âm thanh cũng có thể được bổ sung: có thể có còi báo động hoặc báo động kêu lên khi bất kỳ cửa nào mở ra và chỉ ngừng lại khi cửa được đóng lại đúng cách.

Quá trình vận hành cửa này yêu cầu sự tập trung và kỷ luật, vì không có cơ chế tự động nào ngăn việc mở một cánh cửa trong khi cánh cửa kia vẫn đang mở.

Xem thêm: Thép không gỉ là gì? Tất tần tật những thông tin cần biết về Inox

5.2 Khóa liên động cứng

Khác với khóa mềm, khóa cứng được trang bị hệ thống khóa bổ sung mang lại mức độ an toàn cao hơn:

  • Cả hai cửa đều được trang bị công tắc vị trí và thiết bị khóa điều khiển điện tử. Hệ thống này giảm thiểu khả năng mở cả hai cửa cùng một lúc. Trong môi trường phòng sạch, chúng thường sử dụng nam châm điện, được gọi là “ổ khóa nam châm”.
  • Khóa cứng hoạt động hoàn toàn tự động, khi một cửa mở, cửa kia sẽ bị khóa lại. Để đảm bảo việc vận hành dễ dàng, có thể sử dụng tín hiệu báo động và chỉ dẫn tương tự như khóa mềm.
Khóa liên động 2 cửa
Khóa liên động 2 cửa

6. Những lưu ý khi thiết kế liên động

Thiết kế hệ thống khóa cửa liên động là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về nhiều yếu tố quan trọng:

  • Lựa chọn loại khóa: Khóa mềm tiết kiệm chi phí nhưng không đảm bảo độ sạch như khóa cứng.
  • Xem xét kích thước, áp suất, nhiệt độ, tần suất sử dụng: Phải được cân nhắc và áp dụng đúng mức với môi trường sử dụng, không chỉ trong phòng sạch mà còn trong các lĩnh vực khác như sản xuất, nơi cần bảo vệ máy móc đang hoạt động.
  • Báo động: Hệ thống cần tích hợp các cơ chế báo động, ví dụ như cảnh báo khi cửa mở quá lâu thông qua đồng hồ đếm ngược.
  • Chú trọng đến an toàn: Tích hợp nút dừng khẩn cấp là một bước quan trọng đảm bảo an toàn cho cả khóa mềm và cứng.
  • Bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ: Thiết bị điện cần được bảo vệ khỏi tiếp xúc với nước để tránh bị hư hỏng, chập điện, thậm chí gây ra hỏa hoạn. Các ổ khóa và thiết bị thắp sáng cũng cần được bảo vệ khỏi độ ẩm để đảm bảo hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ.

Bài viết cung cấp kiến thức về các loại khóa cửa liên động và nguyên lý hoạt động của khóa. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm thấy thông tin hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về khóa liên động, hãy liên hệ với KYODO. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ!

Xem thêm: 

{
“@context”: “https://schema.org”,
“@type”: “AggregateRating”,
“ratingValue”: “4.8”,
“ratingCount”: “38”,
“itemReviewed”: {
“@type”: “CreativeWorkSeries”,
“name”: “khóa liên động”,
“image”: “https://kyodotech.com/wp-content/uploads/2023/09/nguyen-ly-hoat-dong-khoa-lien-dong.jpg”
}
}

]]>
https://phongsachtst.com/khoa-lien-dong-la-gi-phan-loai-khoa-lien-dong/feed/ 0
Phòng đệm là gì? Tầm quan trọng của Buffer Room https://phongsachtst.com/phong-dem-la-gi-tam-quan-trong-cua-buffer-room/ https://phongsachtst.com/phong-dem-la-gi-tam-quan-trong-cua-buffer-room/#respond Tue, 30 Jan 2024 11:10:40 +0000 https://phongsachtst.com/phong-dem-la-gi-tam-quan-trong-cua-buffer-room.html

Bên cạnh những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đã được đề ra cho phòng sạch, các nhà thiết kế còn phải đặc biệt chú trọng đến việc tích hợp phòng đệm vào các không gian này. Vậy phòng đệm là gì? Cùng KYODO tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!

1. Phòng đệm | Buffer Room là gì?

Trong thiết kế và xây dựng phòng sạch, khu vực đệm (buffer zone) hay phòng đệm (buffer room) thường được hiểu là một phòng hoặc khu vực được thiết kế riêng, có công năng như một bước đệm để bảo toàn môi trường sạch cho các hướng di chuyển (của người hoặc vật liệu) tiếp theo. Khu vực này như một nơi lắng đọng, ngăn cách một phần bụi, vi khuẩn, hoặc các hạt nhỏ gây ô nhiễm khác giúp hạn chế nguy cơ nhiễm chéo. Phòng đệm thường ở giữa môi trường phòng sạch với môi trường bên ngoài hoặc là phòng ở giữa các khu vực có cấp độ phòng sạch khác, tạo môi trường không khí sạch đảm bảo nhu cầu di chuyển giữa 2 môi trường khác nhau.

Sử dụng phòng đệm trong xây dựng phòng sạch

buffer-room-in-cleanroom

buffer-room-in-cleanroom

Ở phòng đệm, chỉ có thể mở một cửa ở một thời điểm, và chỉ mở các cửa khác sau khi cửa còn lại được đóng kín (tính năng của khóa liên động).

Phòng đệm là công trình hỗ trợ thêm cho các giải pháp phòng sạch, mục đích của nó là ngăn các chất ô nhiễm được đưa vào phòng sạch khi người hoặc vật tư được di chuyển vào.

Phòng đệm nằm giữa hai phòng sạch, có thể có nhiều cửa (theo mặt bằng hoặc yêu cầu thiết kế), một phòng đệm có thể dùng chung cho hai phòng sạch khi giữa hai phòng có nguồn gây ô nhiễm hoặc ảnh hưởng tương tự nhau.

Đối với người hoặc vật tư ra vào phòng cách ly áp lực âm đều phải đi qua phòng đệm (Buffer Room). Tại đây, họ sẽ mặc quần áo bảo hộ, đội mũ trùm đầu, đeo khẩu trang, găng tay và giày hoặc khử khuẩn khử trùng. Sau đó, để đảm bảo nguyên tắc một chiều, nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân sẽ rời phòng chính bằng buồng đệm thứ hai. Các dụng cụ y tế và quần áo bảo hộ sẽ được lấy ra và xử lý theo tiêu chuẩn quy định.

2. Nguyên tắc thiết kế phòng đệm

  • Phòng đệm cần phải có diện tích lớn hơn 3 m².
  • Cấp độ sạch phải bằng với cấp sạch của phòng (khu vực) sẽ vào, nhưng không cao hơn mức ISO 6 (Class 1.000)
  • Không cần bố trí phòng đệm giữa các phòng sạch lệch nhau một cấp độ sạch. Nếu ô nhiễm lọt vào khi mở cửa, không làm tăng nồng độ bụi trong phòng quá 120%.
  • Giữa các phòng sạch có sự chênh lệch hai cấp độ sạch, việc có đặt Buffer Room hay không cần được xem xét một cách toàn diện tùy theo tình hình cụ thể. Mặc dù ô nhiễm kéo vào ngay lúc mở cửa khiến nồng độ bụi trong phòng tăng lên hơn gấp đôi, nhưng chỉ mất khoảng 3 phút là phòng sạch sẽ trở lại dưới 120%. Nếu thời gian tự làm sạch được coi là có thể chấp nhận được hoặc không ảnh hưởng đến thí nghiệm hoặc sản xuất. Như vậy, chúng ta sẽ không cần thiết kế phòng đệm, và ngược lại.
  • Nếu các phòng liền kề có các nguồn ô nhiễm khác nhau, giữa chúng nên bố trí khu vực đệm (kể cả cùng cấp sạch).

3. Tầm quan trọng của khóa liên động với Buffer room

Mục đích sử dụng phòng đệm là ngăn ngừa ô nhiễm chéo cho phòng sạch. Để thực hiện được mục tiêu đó, ngoài việc tạo ra và duy trì dòng không khí sạch, tại các cửa của phòng cần được bố trí thêm khóa liên động.

Vị trí phòng đệm trong phòng sạch
Ví dụ về vị trí phòng đệm

Khóa liên động sẽ nhận biết và bắt buộc đóng các cửa còn lại khi một cửa khác đang mở, khóa có tác dụng làm cho tất cả các cửa không được phép mở cùng một lúc. Từ đó, không khí từ môi trường bẩn không thể xâm nhập trực tiếp vào phòng sạch, hạn chế nhiễm chéo.

Xem thêmKhóa liên động là gì? Phân loại khóa liên động

Ứng dụng

  • Công nghiệp điện tử và hạt nhân: Trong các nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử như chip, vi mạch, hay trong các nhà máy điện hạt nhân, phòng đệm được sử dụng để bảo vệ các sản phẩm trước và trong quá trình sản xuất tránh bị ô nhiễm.
  • Y tế: Trong các bệnh viện, phòng mổ, phòng chăm sóc đặc biệt, Buffer Zone được sử dụng để đảm bảo không khí sạch và ngăn vi khuẩn lây lan trong quá trình điều trị.
  • Công nghiệp sản xuất dược phẩm: Trong ngành sản xuất các loại thuốc, vaccine hoặc các chất dược phẩm khác, phòng đệm giúp bảo vệ sản phẩm khỏi ô nhiễm ngoại vi.
  • Công nghiệp thực phẩm: Trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và đồ uống, khu vực đệm được sử dụng để giữ môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn.

4. Điểm khác giữa phòng đệm và AirLock

Chức năng quan trọng nhất của Chốt gió Airlock là ngăn chặn luồng không khí giữa các phòng hoặc môi trường liền kề, điều này cần phải đạt được để tăng hiệu quả giảm “nhiễm chéo“. Để ngăn luồng không khí đi qua, áp suất không khí trong phòng chốt gió phải âm so với môi trường bên cạnh, nghĩa là, áp suất không khí trong phòng chốt gió phải thấp hơn áp suất không khí trong phòng sạch được liền kề với phòng chốt gió Airlock (nhưng vẫn cao hơn so với áp suất khí quyển).

Phòng đệm dùng để đi lại giữa khu vực không sạch và khu vực sạch, áp suất không khí của phòng này sẽ cao hơn khu vực không sạch và thấp hơn khu vực sạch. Do đó, từ khu vực không sạch vào phòng đệm rồi đến vùng sạch, áp suất thay đổi từ thấp đến cao. Bằng cách bố trí Buffer Room, luồng không khí trong khu vực không sạch bị chặn lại trước khi tiến vào khu vực sạch, tránh gây ô nhiễm cho khu vực sạch. Airlock là một dạng của phòng đệm. Phòng đệm có hệ thống tạo không khí sạch còn Airlock thì không.

Trên đây là thông tin về Phòng đệm, hy vọng bài hữu ích đối với bạn. KYODO cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

Xem thêmAirlock là gì? Cấu tạo và phân loại chốt gió

]]>
https://phongsachtst.com/phong-dem-la-gi-tam-quan-trong-cua-buffer-room/feed/ 0
Hepa Box | Hộp lọc Hepa phòng sạch https://phongsachtst.com/hepa-box-hop-loc-hepa-phong-sach/ https://phongsachtst.com/hepa-box-hop-loc-hepa-phong-sach/#respond Tue, 30 Jan 2024 11:10:36 +0000 https://phongsachtst.com/hepa-box-hop-loc-hepa-phong-sach.html

Thông tin sản phẩm

Hepa Box/ Hộp lọc Hepa Phòng sạch

✓ Chất liệu khung: Hợp kim nhôm mạ kẽm, inox, sơn tĩnh điện
✓ Bộ lọc sử dụng: Hepa Filter
✓ Kích thước: 610x610x150/ Tùy chọn
✓ Hiệu suất lọc: H10, H11, H13
✓ Cấp sạch sử dụng: Class 1.000 – Class 100.000
✓ Mặt bích: Vuông hoặc tròn, hướng theo yêu cầu
✓ Giá: Liên hệ báo giá theo yêu cầu


Báo giá

Hepa box hay hộp lọc hepa là gì? Thiết bị rất quan trọng như thế nào trong hệ thống xử lý không khí phòng sạch?

1. Hepa Box là gì?

Hepa Box – Hộp lọc hepa là thiết bị lọc khí đầu cuối trong hệ thống cung cấp không khí sạch, là thiết bị dễ thấy trong các công trình phòng sạch. Hộp lọc hepa lọc không khí cho các hệ thống điều hòa không khí ở các cấp độ sạch từ A – D (trong các tiêu chuẩn GMP hay các tiêu chuẩn ISO 100 đến 100.000).

Đặc điểm của Hepa box

Dưới đây là một số đặc điểm chung của Hepa box:

  • Thường được làm bằng thép và sơn tĩnh điện hoặc inox chất lượng cao.
  • Mặt khuếch tán gió được thiết kế khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.
  • Mặt bích có cấu trúc dạng tròn hoặc vuông. 
  • Sử dụng bộ lọc khí Hepa có thể lọc tới 99.97% hạt bụi có kích cỡ 0.3 µm.
  • Có thể hoạt động được trong môi trường nhiệt độ thường và nhiệt độ cao.
  • Chất liệu lọc: sợi thủy tinh/sợi tổng hợp.
  • Vật liệu khung: khung nhôm, khung gỗ, khung Gi hoặc khung Inox.
  • Cấp độ lọc: >= 0.3um.
  • Chênh áp ban đầu: 250pa, chênh áp cuối: 550pa.

Nhờ những ưu điểm này, hệ thống lọc không khí Hepa không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn khắc phục những khó khăn khi cung cấp không khí cho các môi trường phòng sạch có diện tích lớn và chi phí vận hành thiết bị xử lý không khí cao.

Hộp lọc Hepa là gì?
Hepa Box

Hộp lọc Hepa lọc sạch không khí trước khi được cấp vào môi trường phòng sạch. Thường được sử dụng ở hệ thống điều hòa không khí trung tâm (VRV-VRF) trong các ngành Dược phẩm, Y tế, sinh – hóa học, mỹ phẩm, điện tử, …

Lọc Hepa là gì?

Thiết bị phòng sạch Lọc HEPA là một trong những tấm lọc có cấp độ lọc tinh nhất. Nó là thiết bị lọc cuối cùng trong dây chuyền lọc khí phòng sạch. HEPA – High efficiency particulate air filter có nghĩa là bộ lọc không khí hiệu quả cao. Dù chúng được sử dụng với mục đích gì, ở phòng sạch hay những nơi khác thì nó đều mang lại rất nhiều lợi ích và đáp ứng được tất cả những yêu cầu khắt khe được đưa ra.

Xem thêm: Lọc hepa là gì

2. Cấu tạo của Hepa Box

Cấu tạo của Hepa Box thường bao gồm các thành phần sau:

  • Van điều tiết
  • Móc treo: treo hoặc cố định Hepa Box
  • Tấm khuếch tán: Điều chỉnh lượng không khí vào
  • Cửa đo DOP/PAO: Đo chênh áp và đánh giá hiệu quả lọc không khí
  • Hepa Filter: Bộ phận lọc không khí hiệu suất cao, là bộ phận quan trọng nhất của hộp lọc
  • Máng chứa Gel: Tăng cường độ kín, đảm bảo áp suất không khí đi qua Hepa Box
  • Mặt khuếch tán gió: Khuếch tán và điều hướng không khí đi vào môi trường phòng sạch

cấu tạo Hepa Box

Hộp lọc Hepa có thể làm sạch không khí với các cấp độ sạch khác nhau. Phân phối và điều chỉnh luồng không khí theo nhu cầu với các van điều tiết bên trong. Đảm bảo tốc độ thổi của luồng khí và tránh việc tạo ra luồng khí xoáy.

Đặc điểm chung phổ biến và thông số kỹ thuật

Vật liệu khung: Nhôm sơn tĩnh điện, Inox 304, thép cán nguội
Bộ lọc: Hepa Filter H10 – H14, sợi thủy tinh
Kích thước: Tủy chỉnh
Mặt bích: Vuông hoặc tròn, hướng tùy chỉnh
Kiểm tra áp suất:
Cấp sạch sử dụng: Class 1.000 – 100.000
Ứng dụng sản xuất: Thực phẩm, điện tử, dược phẩm

3. Phân loại hộp lọc Hepa

Hepa box được phân loại theo vị trí lắp đặt

  • Hepa Box lắp đặt cạnh bên
  • Hepa Box lắp đặt trên trần

Hepa box phân loại theo tác dụng điều chỉnh luồng không khí:

  • Hepa Box khuếch tán (thường được sử dụng nhiều)
  • Hepa Box hướng trục

4. Hepa Box thường được sử dụng ở đâu?

Hepa Box thường được sử dụng trong các môi trường và ngành công nghiệp có yêu cầu cao về chất lượng không khí, nơi cần loại bỏ các hạt bụi, vi khuẩn, vi rút và các chất gây hại khác từ không khí. Dưới đây là một số địa điểm thường sử dụng Hepa Box:

  • Trong bệnh viện: Được sử dụng trong phòng phẫu thuật để lọc không khí và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và các chất gây dị ứng.
  • Trong phòng sạch: Hepa box thường được sử dụng trong các phòng sạch, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như y tế, điện tử, hóa dầu, hóa chất và sinh học.
  • Trong phòng làm việc: Sử dụng để làm sạch không khí và giảm các tác nhân gây dị ứng, như phấn hoặc hạt bụi, trong không gian làm việc.
  • Trong môi trường ô nhiễm: Giảm lượng bụi, hóa chất hoặc chất ô nhiễm khác trong không khí, cung cấp không khí sạch hơn cho người sử dụng.
  • Trong căn hộ và phòng khách: Hepa box có thể được sử dụng để lọc không khí và giảm sự hiện diện của vi khuẩn, phấn hoặc hóa chất trong không gian sống và làm việc.

5. Vì sao Hộp lọc Hepa được sử dụng phổ biến trong xây dựng

Hộp lọc Hepa được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng vì nó có các ưu điểm và tiện ích quan trọng sau:

  • Tiết kiệm năng lượng, đồng thời giải quyết được những thiếu sót nan giải khi cấp khí tập trung cho môi trường phòng sạch, do diện tích cần điều hòa lớn và chi phí vận hành thiết bị xử lý không khí cao.
  • Hộp lọc Hepa có thể lọc giữ các loại hạt, bụi bẩn và tạp chất có kích thước từ nhỏ đến lớn trong không khí. Có khả năng khử trùng và đẩy ra không khí đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe trong môi trường phòng sạch.
  • Thiết bị hộp lọc Hepa có kích thước chuẩn mực bé hơn rất nhiều các thiết bị khác trong hệ thống. Tiết kiệm không gian, cũng như dễ dàng bố trí lắp đặt mà vẫn đảm bảo cấp độ sạch cần thiết.

Trên đây là thông tin chi tiết về Hepa box, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về thiết bị lọc này. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu mua thiết bị hộp lọc Hepa, hãy liên hệ với KYODO để được nhận ưu đãi và giá tốt nhất. Chúng tôi luôn cam kết về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của thiết bị.

Các thông tin khác về lọc Hepa:

{
“@context”: “https://schema.org”,
“@type”: “AggregateRating”,
“ratingValue”: “4.8”,
“ratingCount”: “185”,
“itemReviewed”: {
“@type”: “CreativeWorkSeries”,
“name”: “Hepa Box”,
“image”: “https://kyodotech.com/wp-content/uploads/2023/07/hepa-box-2.webp”
}
}
{“@context”:”http://schema.org”,
“@type”:”BreadcrumbList”,
“itemListElement”:[
{“@type”:”ListItem”,
“position”:1,
“name”:”Trang chủ”,
“item”:”https://kyodotech.com”},
{“@type”:”ListItem”,
“position”:2,
“name”:”Thiết bị phòng sạch”,
“item”:”https://kyodotech.com/thiet-bi-phong-sach/”},
{“@type”:”ListItem”,
“position”:3,
“name”:”Hepa Box”,
“item”:”https://kyodotech.com/thiet-bi-phong-sach/hepa-box-la-gi-hop-loc-hepa”}
]
}

]]>
https://phongsachtst.com/hepa-box-hop-loc-hepa-phong-sach/feed/ 0
Pre filter là gì? Phân loại lọc thô https://phongsachtst.com/pre-filter-la-gi-phan-loai-loc-tho/ https://phongsachtst.com/pre-filter-la-gi-phan-loai-loc-tho/#respond Tue, 30 Jan 2024 11:10:32 +0000 https://phongsachtst.com/pre-filter-la-gi-phan-loai-loc-tho.html

Lọc sơ cấp (Pre filter) là cấp lọc đầu tiên trong hệ thống HVAC và là cấp lọc quan trọng nhất trong hệ thống xử lý không khí. Lọc sơ cấp được ứng dụng phổ biến trong đời sống và hoạt động sản xuất. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, lợi ích, tác dụng của lọc thô đối với doanh nghiệp của bạn, hãy xem bài viết dưới đây!

1. Pre filter là gì?

Pre filter (hay còn được gọi là lọc thô, lọc trước, lọc sơ cấp) là cấp lọc đầu tiên trong quy trình lọc không khí của các máy lọc, nhằm loại bỏ nhũng hạt bụi lớn, bụi thô có kích thước lớn hơn 2,5 micromet trở lên. Lọc thô còn có nhiệm vụ xử lý không khí trước khi đi qua các tấm lọc trung gian, lọc tinh, lọc hepa và lọc ulpa. Tuy nhiên, lọc thô thường có tuổi thọ thấp bởi thường xuyên tiếp xúc và tích tụ lượng lớn bụi bẩn, tạp chất,…

Pre filter là cấp lọc đầu tiên trong quy trình lọc không khí của các máy lọcPre filter là cấp lọc đầu tiên trong quy trình lọc không khí của các máy lọc
Pre filter là cấp lọc đầu tiên trong quy trình lọc không khí của các máy lọc

Cấu tạo

Các màng lọc sơ cấp (pre filter) thường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, vải, sợi thủy tinh tổng hợp, sợi bông,…được bao bọc bởi khung nhôm, kim loại,…

Xem thêm: HVAC là gì? Thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống HVAC

2. Màng lọc sơ cấp hoạt động như thế nào?

Màng lọc thô hoạt động như một cái sàng. Khi không khí đi qua lọc thô, các hạt bụi và tạp chất sẽ bị mắc lại trên bộ lọc sơ bộ. Phần không khí sạch tiếp tục đi qua các bộ lọc khác.

Pre filter có hiệu suất lọc từ 50% đến 90% các hạt có kích thước từ 2,5 đến 10 micromet và được xếp hạng ở các cấp độ G1, G2, G3, G4 (theo tiêu chuẩn EN779 về lọc không khí), cụ thể như sau:

  • Phin lọc sơ cấp đạt cấp G1 theo tiêu chuẩn EN779, tổn thất áp suất cuối 250 Pa (khuyến nghị thay lọc). Hiệu suất giữ lại hạt bụi thô trung bình (AM) là 50 – 60%.
  • Phin lọc sơ cấp đạt cấp G2 theo tiêu chuẩn EN779, tổn thất áp suất cuối 250 Pa (khuyến nghị thay lọc). Hiệu suất giữ lại hạt bụi thô trung bình (AM) là 65 – 80%.
  • Phin lọc sơ cấp đạt cấp G3 theo tiêu chuẩn EN779, tổn thất áp suất cuối 250 Pa (khuyến nghị thay lọc). Hiệu suất giữ lại hạt bụi thô trung bình (AM) là 80 – 90%.
  • Phin lọc sơ cấp đạt cấp G4 theo tiêu chuẩn EN779, tổn thất áp suất cuối 250 Pa (khuyến nghị thay lọc). Hiệu suất giữ lại hạt bụi thô trung bình (AM) là hơn 90%.

3. Phân loại lọc sơ cấp

Lọc thô (pre filter) trong máy lọc không khí

Lọc thô có 2 dạng phổ biến được sử dụng trong máy lọc
Lọc thô có 2 dạng phổ biến được sử dụng trong máy lọc

Hiện nay, có hai loại lọc thô phổ biến cho máy lọc không khí:

  • Bộ lọc sơ cấp dạng lưới: Có các lỗ nhỏ/ lưới giúp giữ lại các hạt có kích thước lớn như bụi, tạp chất, mảnh vụn,…
  • Bộ lọc sơ cấp dạng carbon: Là bộ lọc cao cấp hơn, được làm từ than hoạt tính ở dạng hạt hoặc dạng tổ ong. Bộ lọc loại này không chỉ giúp lọc các hạt bụi có kích thước lớn mà còn lọc các chất ô nhiễm dạng khí như hơi hóa học, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC),…

Lọc thô (pre filter) trong ngành công nghiệp

Hiện nay, có 3 loại lọc thô phổ biến được sử dụng trong các ngành công nghiệp:

  • Bộ lọc sơ cấp dạng cuộn: Được làm bằng bông sợi thủy tinh tổng hợp, ứng dụng phổ biến trong các ngành điều hòa không khí, thực phẩm, điện tử, nhà máy hóa chất,…
  • Bộ lọc sơ cấp dạng khung giấy: Được làm từ sợi cotton hoặc sợi thủy tinh tổng hợp, có phần khung được làm bằng giấy. Bộ lọc này thường được dùng để gắn miệng gió hồi, AHU,…
  • Bộ lọc sơ cấp dạng khung nhôm: Được làm bằng sợi tổng hợp, có phần khung được làm bằng nhôm. Bộ lọc này sử dụng để lọc các hạt bụi có kích thước >5 micron, phù hợp cho hệ thống điều hòa không khí, AHU và miệng gió hồi.
Lọc thô (pre filter) trong ngành công nghiệp
Lọc thô (pre filter) trong ngành công nghiệp

Xem thêm: AHU là gì? Nguyên lý hoạt động của AHU trong phòng sạch

4. Tầm quan trọng của lọc sơ cấp trong thiết bị lọc

Lọc pre filter đóng vai trò quan trọng trong việc lọc không khí, bởi bộ lọc không chỉ giúp giữ lại các hạt bụi lớn mà còn kéo dài tuổi thọ của các bộ lọc chính bên trong. Bạn nên sử dụng bộ lọc sơ cấp đối với máy lọc không khí để đạt được hiệu suất lọc cao nhất. Vì vậy, bạn nên chọn máy lọc không khí có kèm bộ lọc than hoạt tính và bộ lọc thô dạng lưới để có thể loại bỏ mùi và bụi hiệu quả.

5. Vệ sinh màng lọc thô

Vệ sinh màng lọc thô
Vệ sinh màng lọc thô

Bạn có thể giặt rửa màng lọc thô dạng lưới, nhưng tuyệt đối không được giặt rửa màng lọc thô than hoạt tính, vì khi giặt rửa có thể gây hỏng cấu trúc lọc khí của bộ lọc than hoạt tính. Bạn có thể làm sạch bằng cách hút bụi, thổi bụi để tránh làm hỏng mật độ, cấu trúc của bộ lọc.

Tuy nhiên, bạn nên đọc kĩ hướng dẫn vệ sinh màng lọc trước khi vệ sinh, tránh làm hư hỏng màng lọc. Màng lọc thô cần được thay thế sau 3 đến 6 tháng sử dụng để đảm bảo hiệu suất lọc.

6. Ứng dụng của Pre filter – lọc sơ cấp

Lọc thô được ứng dụng rộng rãi trong đợi sống và hoạt động sản xuất. Trong đời sống hàng ngày, bạn có thể thấy màng lọc pre filter được sử dụng trong máy lọc không khí, máy hút bụi, phòng mổ, phòng thí nghiệm, trong các tòa nhà.

Trong sản xuất, lọc thô thường được ứng dụng vào lĩnh vực phòng sạch,kho lạnh lọc dòng khí tươi giúp loại bỏ tạp chất, bụi bẩn,..trước khi đưa vài khu vực nghiên cứu, sản xuất. Ngoài ra, lọc pre filter còn được lắp đặt trong hệ thống HVAC, FFU, FCU, AHU,.. của các tòa nhà, phòng sạch, phòng lab,…

Pre filter được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất
Pre filter được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viêt trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về màng lọc thô (pre filter), chức năng cũng như vai trò mà bộ lọc đem lại. Nhờ vậy, bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn khi chọn mua máy lọc không khí cho gia đình, doanh nghiệp,..

Xem thêm:

]]>
https://phongsachtst.com/pre-filter-la-gi-phan-loai-loc-tho/feed/ 0
FCU là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động https://phongsachtst.com/fcu-la-gi-cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong/ https://phongsachtst.com/fcu-la-gi-cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong/#respond Mon, 29 Jan 2024 10:03:21 +0000 https://phongsachtst.com/fcu-la-gi-cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong.html

FCU là bộ phận đóng vai trò quan trọng, thiết bị này góp phần tạo nên chất lượng của hệ thống HVAC. Vậy FCU là gì? Cấu tạo của FCU như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng KYODO tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

1. FCU là gì?

FCU được viết tắt từ Fan – Coil – Unit, là thiết bị xử lý không khí sạch, một phần của hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hóa không khí (HVAC). FCU có công suất thấp (2kW-20kW) nên chúng thường dùng để cung cấp không khí lạnh vào phòng (nguồn lành được lấy từ trạm sản xuất nước lạnh của trung tâm). Thiết bị này thường dược dùng cho những không gian có diện tích không quá lớn như tòa nhà dân cư, tòa nhà thương mại hoặc công trình công nghiệp.

FCU (Fan – Coil – Unit) là thiết bị xử lý không khí sạchFCU (Fan – Coil – Unit) là thiết bị xử lý không khí sạch
FCU (Fan – Coil – Unit) là thiết bị xử lý không khí sạch

FCU không có khả năng xử lý nhiệt độ độ ẩm bằng AHU, nhưng nó có thể cung cấp đủ không khí lạnh vào phòng, ở một số vùng mà AHU không thể áp dụng được.

Xem thêm: AHU là gì? Nguyên lý hoạt động của AHU trong phòng sạch

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo

FCU và AHU có cấu tạo tương tự nhau, nhưng FCU đơn giản hơn rất nhiều, bao gồm:

  • Quạt – Fan
  • Dàn ống – Coil
  • Bộ lọc bụi
  • Động cơ
  • Dàn ống trao đổi nhiệt
  • Màn hứng nước mưa
Cấu tạo FCU
Cấu tạo FCU

Ngoài ra, một số FCU còn được trang bị thêm bộ sấy điện – heater, nhưng bộ phận này không phổ biến ở Việt Nam.

Nguyên lý hoạt động

Nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực tế, FCU hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản.

Đầu tiên, cuộn cảm nhận nước lạnh/nước nóng từ hệ thống điều hòa trung tâm. Sau đó, hệ thống sử dụng nguồn năng lượng này để truyền nhiệt vào không khí hoặc loại bỏ nhiệt.

Lúc này, quạt FCU được điều khiển từ xa, đảm nhận việc điều chỉnh tốc độ động cơ và làm nhiệm vụ sưởi ấm hoặc làm mát tùy thuộc vào yêu cầu. Một số module của FCU được trang bị động cơ tụ tách vĩnh viễn, giúp điều chỉnh tốc độ dễ dàng hơn thông qua các cuộn dây.

3. Một số ưu điểm của Fan Coil Unit

  • Thiết kế nhỏ gọn, mỏng (430mm) nhưng chắc chắc. Thiết bị có thể cung cấp lượng gió cao, đáp ứng yêu cầu của các công trình.
  • Đường ống được làm cách nhiệt bằng xốp, ống gió mềm bảo ôn, giúp ngăn ngăn chặn hiện tưởng ngưng tụ.
  • Ống đồng chất lượng tốt, cánh tản nhiệt làm từ nhôm giúp trao đổi hiệu nhiệu quả. Thiết kế phủ kim loại giúp hạn chế sự biến dạng khi vận chuyển và lắp đặt.
  • FCU được trang bị cân bằng tĩnh và động của motor quạt, vật liệu cách nhiệt cách âm giúp giảm tiếng ồn khi hoạt động.
  • Trang bị động cơ điện với ổ trục độ ồn thấp nên không cần bôi trơn, giúp giảm tối đa thời gian bảo trì. Cánh quạt và động có có thể tháo lắp dễ dàng.
  • Bộ lọc trong FCU có hiệu quả tốt hơn so với bộ lọc bình tường, giúp nâng cao tuổi thọ của thiết bị.
  • Khay hứng nước được lắp đặt bên trên dàn trao đổi nhiệt độ, giúp cách nhiệt và hứng nước không gây tình trạng rò rỉ nước
  • Bộ trao đổi nhiệt có áp suất làm việc 2Mpa, có thể chịu dựng được mọi điều kiện làm việc.
Ưu điểm của FCU
Ưu điểm của FCU
  • Giải cột áp với nhiều tiêu chuẩn ESP từ 0Pa-30Pa-60Pa-80Pa, áp dụng được nhiều ứng dụng khác nhau.
  • Sử dụng công tắc thủ công trong quá trình kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm giúp đạt hiệu suất tốt và tiết kiệm năng lượng.
  • Nhiệt độ đầu ra của thiết bị được điều chỉnh dựa trên nhiệt độ của không khí đầu vào, nhiệt độ khi ra và khối lượng không khí đã trải qua thiết bị.
  • FCU được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, đạt chuẩn ISO 9001 và ISO 14000

4. Một số loại FCU phổ biến hiện nay

FCU được phân thành 2 loại phổ biến

FCU treo tường, áp tường hoặc áp trần

  • Thường được gắn trên tường, đặt trần hoặc được gắn trên trần nhà.
  • Trang bị vỏ bọc để bảo vệ, che các bộ phận của FCU mà vẫn đảm bảo được quá trình phân phối không khí.
Một số loại FCU phổ biến hiện nay
Một số loại FCU phổ biến hiện nay

FCU âm trần nối ống gió, giấu tường, giấu trần

  • Thường được lắp đặt trong khoảng trống của trần nhà hoặc trần giả.
  • Đặt hai thiết bị (lưới tản nhiệt, bộ khuếch tán không khí) trong trần dẫn đến bộ phận cuộn dây quạt.
  • Loại FCU này được dùng nhiều bởi tính tận dụng khoảng trống trần

5. FCU được ứng dụng trong lĩnh vực nào?

Ngày nay, FCU được áp dụng rộng rãi trong các khu chung cư, công trình thương mại, nhà cao tầng,… Đối với những tòa nhà cao tầng, FCU thường được xếp chồng lên nhau theo chiều dọc, từ sàn này đến sàn khác và được nối với nhau bằng một đường ống. Trong một số dự án cao tầng, FCU có thể được gắn âm trần trong phòng tắm hoặc sử dụng để cung cấp không khí lạnh cho các khu vực có diện tích không quá lớn.

Như vậy bài viết trên vừa tổng hợp thông tin cho bạn về FCU là gì, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của thiết bị, cũng như ứng dụng của thiết bị trong thực tiễn. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống thông gió cho tòa nhà, hãy liên hệ với SUNTECH để nhận được những tư vấn cụ thể hơn nhé!

Xem thêm: HVAC là gì? Thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống HVAC

]]>
https://phongsachtst.com/fcu-la-gi-cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong/feed/ 0
4 lưu ý khi xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam https://phongsachtst.com/4-luu-y-khi-xay-dung-nha-may-san-xuat-my-pham-tai-viet-nam/ https://phongsachtst.com/4-luu-y-khi-xay-dung-nha-may-san-xuat-my-pham-tai-viet-nam/#respond Sun, 28 Jan 2024 10:27:42 +0000 https://phongsachtst.com/4-luu-y-khi-xay-dung-nha-may-san-xuat-my-pham-tai-viet-nam.html 4 lưu ý khi xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam

Những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Song, các doanh nghiệp muốn tiến vào thị trường này trước hết phải tính toán để đầu tư nhà máy sản xuất đạt chuẩn. Vậy  các chủ đầu tư đang muốn xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm cần đặc biệt lưu ý vấn đề gì?? 

Xay-dung-nha-may-my-pham
Hình ảnh minh họa

Mục Lục Bài Viết

1. Địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm

Muốn xây dựng nhà máy, trước tiên phải chọn được địa điểm phù hợp. Chính sách quy hoạch, hỗ trợ phát triển tại khu vực hoặc tỉnh thành nơi muốn đặt nhà máy sẽ có thể ảnh hưởng đến diện tích, quy mô và định hướng mở rộng sau này của nhà máy. 

Các yếu tố quan trọng như diện tích đất, giao thông, điện nước, môi trường, nguồn lao động,.. đều cần được xem xét kĩ càng. Từ đó chủ đầu tư sẽ đánh giá được mức độ, sự phù hợp và, lợi thế khi đặt nhà máy ở đó. Năng lực của nguồn nhân lực có chuyên môn, nguồn nguyên liệu, giá cả hợp lý là  ba yếu tố quan trọng giúp tạo sự cạnh tranh. 

Đối với nhà máy sản xuất mỹ phẩm, diện tích phụ thuộc quy mô sản xuất. Nhưng thường diện tích sẽ không lớn bằng sản xuất dược phẩm. 

Việc nghiên cứu các doanh nghiệp nhà máy ở khu vực đó, đánh giá sự phát triển có thể giúp ích khá nhiều. Chúng ta có thể học hỏi từ những khó khăn của họ và tìm các giải pháp dự phòng cho các biến cố có thể xảy ra khi xây dựng nhà máy ở khu vực này. 

Các vấn đề pháp lý như thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, quy định quy hoạch, thuế,… cũng cần được tìm hiểu và làm rõ.

Sau khi xác định được địa điểm, tiếp cận chủ đầu tư, chủ sở hữu đất hoặc mô giới địa ốc để hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết. 

Nhìn chung, quy trình tìm địa điểm phù hợp xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, tầm nhìn chiến lược. Bên cạnh đó cũng cần có sự cẩn trọng xem xét từng yếu tố để chọn ra địa điểm thuận lợi nhất. 

2. Các bước của quy trình xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm

Bước 1: Khảo sát và lập báo cáo đầu tư dự án:

 Đầu tiên chủ đầu tư cấn lập kế hoạch chi tiết, quy hoạch mặt bằng. Quy mô nhà máy cần phù hợp với mặt bằng, tài chính của chủ đầu tư. Sau đó, chủ đầu tư cần dự toán sơ bộ và điều chỉnh lại để phù hợp hơn

Bước 2: Lựa chọn thiết bị, máy móc phù hợp

Nhà máy sản xuất thường có những yêu cầu dựa trên từng tiêu chuẩn, đặc biệt là về vấn đề vệ sinh. Vì vậy, các trang thiết bị sử dụng trong môi trường này cũng có những yêu cầu riêng. Các trang thiết bị phòng sạch cần đáp ứng yêu cầu của cấp độ sạch cụ thể theo tiêu chuẩn mà cơ sở sản xuất theo đuổi. Vì vậy, hai bên cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ trước khi đi vào thiết kế thi công.

Lựa chọn trang thiết bị chính xác sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí cho sản xuất. Việc lựa chọn công nghệ phù hợp cũng sẽ đảm bảo tính thống nhất của dự án và mang lại hiệu quả lâu dài. 

Bước 3: Thiết kế bản vẽ 

Nhà máy sản xuất mỹ phẩm cần có các thành phần như hệ thống cơ điện, hệ thống xử lý không khí, hệ thống nước và xử lý nước, máy móc sản xuất…Do vậy, để có thể bắt tay vào thi công một dự án nhà máy sản xuất, cần sơ đồ thiết kế của nhiều hệ thống khác nhau:

  • Thiết kế mặt bằng theo tiêu chuẩn của BỘ Y Tế
  • Thiết kế hệ thống cơ điện M&E
  • Thiết kế hệ thống HVAC phù hợp với tiêu chuẩn và cấp độ phòng sạch
  • Thiết kế hệ thống xử lý nước RO/ nước cất/ hệ thống thoát nước/ xử lý nước thải đạt các điều kiện của GMP
  • Thiết kế hệ thống khí nén, hơi…phù hợp công nghệ sản xuất.

Bước 4: Tiến hành thi công

Thi công nhà máy mỹ phẩm sẽ cần phải tuân theo bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên trong quá trình có thể sẽ gặp một số vấn đề phát sinh. Khi đó đơn vị thi công cần phải thảo luận để đưa ra phương án giải quyết thích hợp. 

Để tạo ra một nhà máy đạt tiêu chuẩn thì quá trình thi công cần có những kỹ sư, công nhân hiểu về  các yêu cầu của nhà máy sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là phòng sạch. Để từ đó đảm bảo mức độ kín khí, áp suất các tiêu chuẩn về số lượng bụi trong phòng. Ngoài ra, cũng như mọi công trình khác việc tuân thủ an toàn lao động là điều cần phải đảm bảo.

Bước 5:Đào tạo GMP và thẩm định nhà máy

Để quá trình vận hành đúng theo tiêu chuẩn GMP thì người lao động cũng là yếu tố quan trọng. Nhân sự nhà máy sẽ được đào tạo về ý nghĩa, lý thuyết GMP và thực hành công việc cụ thể. 

Sau khi hoàn thiện thi công, đào tạo, đơn vị thi công và chủ đầu tư sẽ tiến hành tự kiểm định về thiết kế, thiết bị, vệ sinh, máy móc, quy trình…Cuối cùng đơn vị lập hồ sơ xin đánh giá CGMP. 

Xem thêm: Những quy định tại Việt Nam về sản xuất mỹ phẩm

Xem thêm: C-GMP (GMP về mỹ phẩm) là gì?

3. Chi phí xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm

Để tính toán chi phí xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm, chủ đầu tư cần lưu ý một số điều sau: 

  • Xác định diện tích và vị trí xây dựng nhà máy là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chi phí. Tùy vào quy mô sản xuất muốn hướng tới mà diện tích nhà máy sẽ khác nhau. Từ đó, chi phí cho mặt bằng sẽ khác nhau. 
  • Tính toán chi phí thiết kế kiến trúc và kỹ thuật. Đây là chi phí cho các công việc liên quan đến thiết kế bản vẽ kiến trúc, kỹ thuật, cơ điện, nội thất,…
  • Tính toán chi phí xây dựng. Điều này  bao gồm các chi phí như: chi phí vật liệu, máy móc, thiết bị, dụng cụ, thi công, nước, điện, lương công nhân viên tham gia xây dựng…Phần chi phí này khá lớn, thường chiếm khoảng một phần ba tổng chi phí. 
  • Tính toán chi phí hoàn thiện, trang trí, đồ nội thất,…Các chi phí này thường không được tính trong chi phí xây dựng trực tiếp nhưng cũng là một khoản chi phí không nhỏ trong quá trình xây dựng nhà máy.

Vì mỗi nhà máy sản xuất mỹ phẩm có sự khác nhau về các yêu cầu về kích thước, thiết kế, vị trí,… nên chi phí xây dựng cũng sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo các báo giá thị trường đang áp dụng để có được sự đánh giá chính xác hơn về chi phí xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm. Việc chọn thiết bị sản xuất thích hợp cũng góp phần không nhỏ trong tối ưu chi phí. Chủ đầu tư có thể trao đổi với các chuyên gia kiến trúc, kỹ thuật để được hỗ trợ trong quá trình tính toán chi phí.

4. Tổng hợp những lưu ý trong việc xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam. 

Quy trình xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm là một yếu tố quan trọng để đảm bảo cho sản xuất mỹ phẩm an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi thực hiện quy trình này:

  • Lựa chọn vị trí phù hợp: Việc xác định vị trí phù hợp để xây dựng nhà máy là rất quan trọng.Nguồn nguyên liệu, nhân công, chính sách và sự thuận tiện trong vận chuyển là các yếu tố cần lưu ý. 
  • Thiết kế hợp lý: Thiết kế dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng của nhà máy. Bố trí các khu vực sản xuất, lưu trữ, vận chuyển sản phẩm hợp lý.  Hệ thống thủy lực, điện, nước cần được lắp đặt hợp lý để đạt các yêu cầu GMP. 
  • Sử dụng vật liệu chất lượng cao: Sử dụng vật liệu chất lượng cao để đảm bảo sự bền vững và độ bền của nhà máy.
  • Đảm bảo an toàn: Đảm bảo an toàn cho nhân viên và môi trường sản xuất. Hệ thống thiết bị bảo vệ, phòng cháy chữa cháy cần được trang bị đầy đủ, hiệu quả. 
  • Thiết lập quy trình sản xuất: Thiết lập quy trình sản xuất rõ ràng giúp việc sản xuất diến ra quy củ, đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm
  • Duy trì vệ sinh: Duy trì sạch sẽ và vệ sinh nơi làm việc để đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn của nhân viên
  • Kiểm tra và bảo trì: Thực hiện kiểm tra và bảo trì định kỳ để đảm bảo sự hoạt động liên tục và hiệu quả của nhà máy sản xuất mỹ phẩm.

Với những lưu ý trên, việc xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm sẽ diễn ra hiệu quả và đảm bảo sự an toàn cho nhân viên và sản phẩm của doanh nghiệp.Vì tính phức tạp cũng như chuyên môn hóa cao, thông thường, chủ đầu tư sẽ cần hợp tác với các chuyên gia trong ngành để nhận tư vấn. 

GMP-EU cùng đội ngũ chuyên gia với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế xây dụng nhà máy, phòng sạch lĩnh vực dược, mỹ phẩm luôn sẵn sàng được đồng hành cùng quý công ty. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết, tận tình, tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm của quý công ty. 

 

]]>
https://phongsachtst.com/4-luu-y-khi-xay-dung-nha-may-san-xuat-my-pham-tai-viet-nam/feed/ 0
Tủ điện công nghiệp là gì? Các loại tủ điện https://phongsachtst.com/tu-dien-cong-nghiep-la-gi-cac-loai-tu-dien/ https://phongsachtst.com/tu-dien-cong-nghiep-la-gi-cac-loai-tu-dien/#respond Sat, 27 Jan 2024 05:07:16 +0000 https://phongsachtst.com/tu-dien-cong-nghiep-la-gi-cac-loai-tu-dien.html

Tủ điện là một trong những thiết bị quan trọng trong hệ thống điện công nghiệp, giúp điều khiển vận hành và quản lý các hệ thống/thiết bị/máy móc khác. Vậy tủ điện công nghiệp là gì? Thường được sử dụng ở đâu? Phân loại và hướng dẫn các bước lắp đặt tủ điện công nghiệp. Bài viết sau đây KYODO sẽ giới thiệu đến bạn các nội dung cơ bản đó về tủ điện trong hệ thống điện công nghiệp.

1. Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp (Industrial electrical cabinet) là một thiết bị được sử dụng trong môi trường công nghiệp để điều khiển và bảo vệ hệ thống điện. Nó là một hệ thống tủ bao gồm các thiết bị điện như: công tắc, CP, máy chủ, bộ điều khiển, bảng mạch, bộ chuyển đổi,… và các linh kiện khác liên quan đến điện. Tủ điện công nghiệp thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, trạm biến áp và các cơ sở công nghiệp khác.

Tủ điện công nghiệp thường được thiết kế và lắp đặt theo các tiêu chuẩn và quy định an toàn điện, như IEC (International Electrotechnical Commission) hoặc NEC (National Electrical Code), tiêu chuẩn IEC 60649, IEC 62271 hay IEC 60255. Có thể có các tùy chỉnh bổ sung như màn hình hiển thị, giao diện người-máy (UI), hệ thống giám sát từ xa và các tính năng điều khiển tự động khác.

Tủ điện công nghiệp là gì?Tủ điện công nghiệp là gì?
Tủ điện công nghiệp là gì?

2. Ứng dụng tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp có nhiều ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau:

  • Ngành sản xuất và chế biến: Sử dụng để cung cấp điện năng cho máy móc, thiết bị và hệ thống trong quá trình sản xuất và chế biến.
  • Ngành dầu khí và năng lượng: Đảm bảo cung cấp, bảo vệ nguồn điện cho các thiết bị được lắp đặt trong các trạm điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện mặt trời và các hệ thống phân phối điện trong ngành dầu khí và năng lượng.
  • Ngành công nghiệp gia công: Cung cấp điện cho máy CNC, máy móc gia công, hệ thống điều khiển và bảo vệ các thiết bị điện trong các xưởng gia công kim loại, gỗ, nhựa và các ngành công nghiệp gia công khác.
  • Ngành công nghiệp xây dựng: Cung cấp điện cho các hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều hòa không khí, thang máy và các thiết bị khác trong các dự án xây dựng như tòa nhà cao tầng, nhà máy, trạm biến áp.
  • Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh: Trong các hệ thống BMS – quản lý tòa nhà thông minh, tủ điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và giám sát các thiết bị điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống HVAC (Heating, Ventilation, and Air Conditioning) và các thiết bị thông minh khác.
  • Hệ thống điều khiển công nghiệp: Sử dụng trong các hệ thống điều khiển công nghiệp như PLC (Programmable Logic Controller) và SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) để kiểm soát và giám sát quá trình sản xuất

Xem thêm: Cách lựa chọn tủ điện công nghiệp đạt chuẩn, an toàn

3. Phân loại tủ điện trong hệ thống điện công nghiệp

Theo công năng sử dụng, thiết bị phân phối

  • Tủ điện phân phối: Được sử dụng để phân phối điện đến các thiết bị và máy móc khác nhau trong hệ thống, bao gồm các thiết bị điện như bộ chuyển đổi điện áp, bộ cắt điện và bộ bảo vệ.
  • Tủ điều khiển: Được sử dụng để điều khiển các thiết bị trong hệ thống, bao gồm các bộ điều khiển PLC, thiết bị đo lường và các thiết bị khác.
  • Tủ điện điều khiển trung tâm: Được sử dụng để quản lý các hệ thống lớn hơn, bao gồm các hệ thống điện công nghiệp, nhà máy, tòa nhà và các khu dân cư.
  • Tủ điện tụ bù, bù điện: Giảm tổn thất điện năng
  • Tủ điện công nghiệp ATS: Cung cấp cho những nơi có phụ tải đòi hỏi phải cung cấp điện liên tục
  • Tủ bơm phòng cháy chữa cháy: Là loại quan trọng trong hệ thống thiết bị điện, có nhiệm vụ báo động, khởi động, cung cấp điện cho các động cơ bơm nước chữa cháy.
  • Tủ điện điều khiển chiếu sáng: Cung cấp, điều khiển các hệ thống đèn điện tại các khu vực công cộng như đường xá, trung tâm thương mại, chung cư, văn phòng cao tầng, bệnh viện,…
  • Tủ điện năng lượng mặt trời: Được sử dụng để điều khiển các thiết bị và hệ thống điện năng lượng mặt trời.
  • Tủ điện dự phòng: Được sử dụng để cung cấp điện dự phòng khi hệ thống điện chính gặp sự cố hoặc ngừng hoạt động.
Thiết kế và lắp đặt tủ điện công nghiệp phù hợp
Thiết kế và lắp đặt tủ điện công nghiệp phù hợp

Theo thiết kế đặc thù

  • Thiết kế tủ điện tường: Tủ được lắp đặt trên tường và được thiết kế nhỏ gọn, thích hợp cho các ứng dụng trong nhà máy, xưởng sản xuất hoặc các khu vực có diện tích hạn chế.
  • Thiết kế tủ điện trung tâm: Được thiết kế để điều khiển và quản lý các thiết bị và máy móc trong các hệ thống công nghiệp lớn hơn, bao gồm các nhà máy, tòa nhà và các khu vực công cộng.
  • Thiết kế tủ điện ngoài trời: Được thiết kế để chịu được các tác động của thời tiết khắc nghiệt, bao gồm mưa, nắng, gió và tuyết. Thích hợp cho các ứng dụng ngoài trời, bao gồm các trạm điện, các trạm thu phí, các khu vực xây dựng công trình, các địa điểm giải trí.
  • Thiết kế tủ điện chống cháy nổ: Được thiết kế để chịu được các điều kiện môi trường nguy hiểm, bao gồm các vùng nguy hiểm, các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao, các khu vực chế biến hoá chất.

Ngoài các loại trên, còn có nhiều loại tủ điện khác được sử dụng trong công nghiệp tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể của hệ thống và ứng dụng. Việc lựa chọn loại tủ phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho các hệ thống sử dụng điện.

Xem thêm: Phòng cháy chữa cháy trong sản xuất công nghiệp

4. Những thiết bị, phụ kiện thường có bên trong tủ điện công nghiệp

  • Nút nhấn: Bộ phận này thường được thiết kế ở mặt trước của tủ điện, để dễ dàng cho việc sử dụng và vận hành.
  • Nút dừng khẩn cấp: có công dụng đóng cắt toàn bộ mạch điện trong trường hợp hệ thống gặp phải sự cố.
  • Relay trung gian: rơle điện từ với các bộ phận như tiếp điểm chung, tiếp điểm thường mở, tiếp điểm thường đóng, mạch từ, cuộn dây, nguồn nuôi rơle, lò xo,…
  • Khởi động từ: điều khiển hoặc đóng cắt động cơ, máy sản xuất trong công nghiệp và điện dân dụng.
  • Aptomat: thiết bị bảo vệ đa năng, bảo vệ sự cố quá tải, ngắn mạch, sự cố quá áp hay dòng điện rò.
  • Lưới lọc bụi và quạt tản nhiệt: làm mát các linh kiện bên trong
  • Relay bảo vệ, relay nhiệt, đèn báo, test block, cầu đấu dây điện,…
  • CB (Circuit Breaker)
  • MCB (Miniature Circuit Breaker)
  • MCCB (Molded Case Circuit Breaker)
  • ACB (Air Circuit Breaker)…
  • PLC (Programmable Logic Controller)
  • HMI (Human-Machine Interface)
  • Bộ điều khiển tốc độ động cơ (VFD – Variable Frequency Drive)
  • Bộ điều khiển nhiệt độ, bộ điều khiển áp suất

Xem thêm: Hướng dẫn đọc hiểu bản vẽ tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp thường sử dụng trong nhà máy, nhà xưởng
Tủ điện công nghiệp thường sử dụng trong nhà máy, nhà xưởng

5. Các bước lắp ráp tủ công nghiệp

Bản vẽ và danh sách thiết bị, phụ kiện, vật tư khác

Việc đọc hiểu bản vẽ là vô cùng quan trọng giúp bạn biết được mục đích công việc và công dụng của mỗi tủ điện. Khi đọc bản vẽ cần kết hợp với danh sách vật tư – thiết bị, giúp đối chiếu và phản hồi lại với người quản lý để có phương án giải quyết nếu có sai sót.

Khi đọc bản vẽ, cần chú ý:

  • Quy cách tủ điện
  • Ghi chú ký hiệu
  • Bố trí thiết bị
  • Đọc bản vẽ động lực

Cách lắp đặt tủ điện công nghiệp

Lắp đặt tủ điện cần các kỹ thuật viên có chuyên môn và am hiểu về các hệ thống điện. Nguyên tắc lắp thiết bị điện:

  • Đọc hiểu và lắp ráp theo bản vẽ thiết kế, đúng nguyên lý
  • Tối ưu diện tích sử dụng, tiết kiệm dây dẫn đồng thời đảm bảo được tính thẩm mỹ

Lắp ráp tủ điện theo thứ tự ưu tiên:

  • Bước 1: Đọc hiểu bản vẽ và danh sách vật tư, thiết bị, phụ kiện
  • Bước 2: Gá lắp thiết bị điện lên tủ
  • Bước 3: Dán tên, phân loại các thiết bị trên tủ
  • Bước 4: Gia công, lắp ráp thanh cái đồng, đấu nối mạch động lực
  • Bước 5: Đấu nối mạch điều khiển
  • Bước 6: Kiểm tra nguội tủ điện đã lắp ráp, đấu nối
  • Bước 7: Kiểm tra tủ điện chạy đơn động và liên động không tải
  • Bước 8: Vệ sinh tủ và đưa vào sử dụng

Dán nhãn cho các thành phần có trong tủ

Việc ghi nhãn cho các thiết bị trong tủ điện khi lắp ráp có thể làm giảm thời gian và tránh các nhầm lẫn không đáng có. Đồng thời cũng hữu ích khi cần thay đổi hoặc sửa chữa về sau. Khi ghi nhãn cần lưu ý:

  • Dùng loại nhãn phù hợp
  • Cỡ chữ vừa phải, dễ nhìn
  • Chiều dài nhãn phù hợp
  • Không cắt vào tên trên nhãn

Lắp đặt tủ điện nhà xưởng công nghiệp

Báo giá tủ điện công nghiệp năm 2023

KYODO hiểu rõ tầm quan trọng của tủ điện công nghiệp trong việc bảo vệ và điều khiển hệ thống điện trong môi trường công nghiệp. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về xây dựng phòng sạch công nghiệp, sản phẩm của chúng tôi sản xuất đáp ứng hầu hết các cơ sở sản xuất từ vừa nhỏ cho đến quy mô lớn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, và báo giá tủ điện phù hợp với công suất hoạt động.

Trên đây là tất cả thông tin về tủ điện công nghiệpKYODO muốn giới thiệu đến quý vị. Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm tủ điện chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và tuân thủ các quy định.

Xem thêm: Những điều cần biết về tủ điện 3 pha công nghiệp

]]>
https://phongsachtst.com/tu-dien-cong-nghiep-la-gi-cac-loai-tu-dien/feed/ 0
Passbox | Hộp chuyển hàng | Pass box Phòng sạch https://phongsachtst.com/passbox-hop-chuyen-hang-pass-box-phong-sach/ https://phongsachtst.com/passbox-hop-chuyen-hang-pass-box-phong-sach/#respond Sat, 27 Jan 2024 05:07:12 +0000 https://phongsachtst.com/passbox-hop-chuyen-hang-pass-box-phong-sach.html

Thông tin sản phẩm

Passbox/ Static Passbox/ Dynamic Passbox

✓ Ứng dụng: Phòng sạch dược phẩm, thực phẩm, điện tử
✓ Chất liệu: Thép không gỉ/sơn tĩnh điện
✓ Đối tượng sử dụng: Hộp chuyển hàng
✓ Nguồn điện: 220V/380V AC
✓ Kích thước: 600*600*600/Theo yêu cầu
✓ Giá: Liên hệ báo giá theo yêu cầu


Báo giá

Trong quá trình sản xuất, việc kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt từ khi các quy trình GMP (Thực hành Sản xuất Tốt) được áp dụng phổ biến, các công đoạn trong việc vận hành sản xuất cũng được xem xét kỹ lưỡng hơn. Trong đó, việc nguyên vật liệu ra vào môi trường sản xuất cũng cần được kiểm soát để tránh các rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm như: nhiễm chéo, vi sinh, bụi bẩn,… Passbox (hộp chuyển hàng) là một trong những thiết bị phổ biến, hỗ trợ việc kiểm soát nhiễm chéo và phù hợp với đa số quy trình sản xuất trong môi trường phòng sạch.

1. Pass box là gì?

Pass box hay còn được gọi là cửa sập chuyển, hộp chuyển hàng – một trong những thiết bị được sử dụng với chức năng chính là vận chuyển vật liệu từ khu vực này sang khu vực khác, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và lây nhiễm chéo trong phòng sạch. Với công dụng loại bỏ những hạt bụi trên bề mặt vật liệu trong quá trình vận chuyển, hộp chuyển hàng đã được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất yêu cầu cao về cấp độ sạch như dược phẩm, hóa chất, thực phẩm, hoặc ở các phòng thí nghiệm vi sinh, các phòng kiểm định chất lượng.

2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và mục đích sử dụng

Pass box được lắp đặt ở giữa 2 môi trường có cấp độ sạch khác nhau. Hệ thống khóa liên động điện từ không cho phép mở hai cửa cùng một lúc, giúp ngăn cách luồng không khí tiếp xúc giữa 2 khu vực này, hạn chế hết mức có thể sự nhiễm khuẩn, nhiễm chéo.

Mục đích sử dụng: Là 1 loại thiết bị phụ trợ của phòng sạch, Pass box hạn chế số lần mở cửa phòng sạch và giảm thiểu thấp nhất mức độ ô nhiễm – nhiễm chéo khi vận chuyển vật tư, vật liệu hoặc dụng cụ giữa các khu vực.

Phòng sạch là một khu vực chuyên biệt được thiết kế sao cho hàm lượng vật chất trong không khí thấp để quá trình sản xuất được diễn ra tốt nhất. Xem thêm nội dung chi tiết về Phòng sạch tại đây

Passbox | Pass box | Hộp chuyển hàng
Hộp chuyển hàng | Passbox phòng sạch

Cấu tạo của thiết bị Pass box phòng sạch

Cấu tạo Pass box:

  1. Cửa kính cường lực: Tăng tính thẩm mỹ cho thiết bị, giúp người sử dụng nắm được tình trạng bên trong thiết bị.
  2. Khung thân: Được làm từ thép không gỉ loại 304 mang lại độ bền cao và sơn tĩnh điện bao bọc bên ngoài giúp đảm bảo an toàn cho người dùng cũng như dễ lau chùi, vệ sinh thiết bị.
  3. Bộ lọc HEPA: Với hiệu suất lọc lên đến 99,99%, bộ lọc này có thể lọc những hat bụi có kích thước siêu nhỏ lên đến 0,3 micron.
  4. Đèn UV: Được bật tự động để diệt khuẩn khi cửa kính cường lực đóng lại, tiêu diệt sự xâm nhập của các vi sinh vật.
  5. Tay nắm cửa: Bộ phận giúp việc mở/ đóng cửa diễn ra đơn giản và dễ dàng hơn.
  6. Hệ thống khóa điện từ hay động cơ khí (tùy theo yêu cầu khách hàng): Với cơ chế hoạt động khi cửa này mở thì cửa kia đóng giúp tránh luồng gió thổi trực tiếp từ phòng này sang phòng khác, giảm thiểu sự nhiễm chéo tại khu vực phòng sạch, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất.
  7. Máy đo magnehelic: Dùng để do áp suất chênh lệch giữa 2 môi trường có áp suất khác nhau.
  8. Vòi phun khí: Vận tốc các vòi phun nằm trong khoảng 20 – 33 m/s nhằm loại bỏ các hạt bụi nhiễm trong không khí.

Tìm hiểu thêm về: Nguyên lý hoạt động của passbox

3. Phân loại hộp chuyển hàng phòng sạch

Có 2 loại chính là Passbox tĩnh (Static PassBox) và Passbox động (Dynamic PassBox).

Passbox động – Dynamic Passbox

  • Có dạng hình khối, làm bằng thép không gỉ SS 304.
  • Vật liệu đi qua bộ lọc HEPA theo chiều dọc.
  • Được trang bị đèn UV diệt khuẩn.
  • Có đồng hồ đo áp suất Magnehelic từ 0 đến 25 mm WC.
  • Chứa 1 động cơ quạt gió 1/5 mã lực để thổi các hạt bụi ra ngoài.
  • Được lắp đặt 1 đèn huỳnh quang khoảng 20 W để tạo ra ánh sáng nhìn thấy được.
Dynamic Passbox
Dynamic PassBox | Pass box động

Passbox động thường được trang bị bộ lọc hút (0,3 µ), khung vỏ được làm bằng thép không gỉ, phin nhôm lọc bụi sơ cấp.

Passbox tĩnh – Static Pass box

Pass box tĩnh hay còn được gọi là Pass box thụ động, có thể được trang bị đèn UV và chỉ được sử dụng ở 2 môi trường có cùng cấp độ sạch. Có hệ thống khóa liên động điện từ với đèn LED ở cả 2 cửa. Được gắn đồng hồ đo tia cực tím để ghi lại số giờ sử dụng. Loại này không được trang bị bộ lọc.

Passbox | Pass box | Hộp chuyển hàng phòng sạch
Static PassBox

Một vài lưu ý khi sử dụng Pass box:

  • Phải luôn đảm bảo nguồn điện được kết nối khi hoạt động thiết bị.
  • Kiểm tra đèn UV thường xuyên, tuổi thọ trung bình của loại đèn này chỉ khoảng 4000 giờ, đèn UV sẽ tự động tắt khi cửa được mở.
  • Khởi động hộp thổi khí trên bảng điều khiển và kiểm tra đồng hồ chênh áp để xác định các lọc có bị hỏng hay không.
  • Khi thiết bị nhiễm bẩn, có thể vệ sinh bằng khăn lau bụi không xơ được ngâm trong các hóa chất phù hợp (VD:dung môi IPA 70% isopropyl alcohol).
  • Trong quá trình sử dụng, không tìm cách mở 2 cửa cùng lúc.
  • Khi vệ sinh, nên sử dụng đèn UV để khử trùng thiết bị trong 30 phút.
  • Không được sử dụng Passbox tĩnh để chuyển vật liệu giữa phòng sạch và phòng không sạch.

4. Nên sử dụng static hay dynamic Pass box?

Static Pass box vận chuyển hàng hóa và được diệt khuẩn bằng đèn UV trước khi đưa vào phòng sạch. Tuy nhiên, diệt khuẩn bằng đèn UV có thể không đảm bảo độ sạch cho một số sản phẩm có yêu cầu cao về độ sạch, được sử dụng giữa 2 phòng sạch có cùng cấp độ sạch hay chuyển rác ra khỏi phòng sạch.

Dynamic Pass box có các bộ phận chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn sau đó đưa vào phòng sạch, được sử dụng ở 2 khu vực có độ sạch khác nhau. Tuy nhiên, nguồn chi phí đầu tư và vận hành của dynamic Pass box khá cao do được tích hợp tính năng làm sạch bụi bẩn cao.

Sử dụng hộp chuyển hàng trong phòng sạch
Sử dụng hộp chuyển hàng trong phòng sạch sản xuất

Quyết định đầu tư vào loại nào phụ thuộc rất nhiều vào quy mô sản xuất cũng như nhu cầu sử dụng. Việc lựa chọn giữa Static PassboxDynamic Passbox cần phải đánh giá các yếu tố như độ sạch yêu cầu, quy mô sản xuất, loại sản phẩm và tính tiện dụng trong vận chuyển hàng hóa. Việc lựa chọn đúng loại Pass box sẽ đảm bảo hiệu quả và an toàn cho quá trình sản xuất và vệ sinh phòng sạch. Tuy nhiên, việc lựa chọn thiết bị có độ bền tốt cũng như dễ dàng trong thao tác vệ sinh vẫn là 1 trong những ưu tiên đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, quyết định được nhà cung cấp để chất lượng sản phẩm vẫn bền bỉ với thời gian cũng rất cần thiết.

Xem thêm: Tại sao nên sử dụng hộp chuyển hàng trong phòng sạch

5. Đặt mua Pass box ở đâu?

Theo lĩnh vực sản xuất hoặc cấp sạch, sẽ sử dụng từng loại Passbox phù hợp khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn và đặt mua Passbox đúng chuẩn có thể là khó khăn với những người mới tiếp xúc với phòng sạch.

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phòng sạch, KYODO tự tin với kiến thức chuyên môn sâu rộng. Chúng tôi có những chuyên gia, và kỹ sư am hiểu về xây dựng và vận hành phòng sạch. Nếu còn băn khoăn khi chưa biết lựa chọn và đặt mua hộp chuyển hàng ở đâu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

Mua Pass box ở đâu?
Sử dụng hộp chuyển hàng trong phòng sạch

KYODO là đơn vị chuyên thiết kế và thi công các dự án phòng sạch đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như GMP WHO, HACCP, ISO. Chúng tôi tự tin cung cấp những thông tin về thiết bị phù hợp cho phòng sạch của bạn.

Xem thêm:

Liên hệ: 0777 386 683

{
“@context”: “https://schema.org”,
“@type”: “AggregateRating”,
“ratingValue”: “4.8”,
“ratingCount”: “38”,
“itemReviewed”: {
“@type”: “CreativeWorkSeries”,
“name”: “Thiết bị Passbox”,
“image”: “https://kyodotech.com/wp-content/uploads/2023/07/dynamic-pass-box-2.webp”}
}

]]>
https://phongsachtst.com/passbox-hop-chuyen-hang-pass-box-phong-sach/feed/ 0
Trình bày bản vẽ Revit/AutoCad và các ký hiệu https://phongsachtst.com/trinh-bay-ban-ve-revit-autocad-va-cac-ky-hieu/ https://phongsachtst.com/trinh-bay-ban-ve-revit-autocad-va-cac-ky-hieu/#respond Sat, 27 Jan 2024 03:36:00 +0000 https://phongsachtst.com/trinh-bay-ban-ve-revit-autocad-va-cac-ky-hieu.html

1. Tài liệu ký hiệu bản vẽ

Với việc sử dụng phương pháp truyền thống thì sản phẩm cần thiết phải đưa ra là các bản vẽ thi công và có thể hỗ trợ các công việc của bộ phận QS, QA. BIM model có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng ra công trường thi công thì thứ cầm trên tay phải là là bản vẽ.

các ký hiệu SAD RAG BOD EAD trong bản vẽcác ký hiệu SAD RAG BOD EAD trong bản vẽ

Khi bản vẽ đưa ra để tiến hành thi công thì cần phải được kiểm tra kỹ càng. Các bản vẽ shopdrawing bằng AutoCAD trước đây được dùng nhiều và phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực xây dựng. Giờ đây, chúng ta có thể dùng hoặc kết hợp nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau cho việc kiểm tra và sửa các lỗi như Sketchup, Revit, Autodesk BIM 360, 3D Rhino, V-Ray,…

Nhưng nhìn chung, chúng ta vẫn phải có sự thống nhất về việc ký hiệu và trình bày bản vẽ cho dù sử dụng bất cứ công cụ hỗ trợ nào.

Trên các bản vẽ cần phải thể hiện đầy đủ thông tin để người xem có thể hiểu và từ đó chỉnh sửa nếu có hoặc tiến hành thi công.

2. Ký hiệu trên các bản vẽ AutoCad, Revit

Ký hiệu cơ bản

Hệ thống MEP sẽ được phát hành thành nhiều bản vẽ khác nhau để phục vụ cho việc thi công. Về cơ bản có các bộ bản vẽ như:

+ Mechanical: gồm ít nhất 2 bản vẽ – bản vẽ ống gió và ống nước.

+ Electrical: gồm ít nhất 3 bản vẽ – hệ thống phân phối, hệ thống chiếu sáng và hệ thống điện nhẹ

+ Plumbing: gồm ít nhất 2 bộ bản vẽ riêng biệt – hệ thống cấp nước và thoát nước.

+ Fire Fighting: gồm 1 bộ bản vẽ – hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

Mỗi một bộ bản vẽ sẽ bao gồm rất nhiều loại bản vẽ trong đó, một số ví dụ cơ bản:

+ Bản vẽ legend & symbol: chú thích các ký hiệu và chữ viết tắt trong bản vẽ.

+ Schematic: mô tả hoạt động của hệ thống.

+ Schedule: danh sách thiết bị chính.

+ Plan layout: bản vẽ mặt bằng.

+ Section/elevation: ở vị trí khó hình dung trên mặt bằng, sẽ được vẽ bằng các mặt cắt, mặt đứng để mô tả rõ hơn.

+ 3D/isometric: một số trường hợp quá phức tạp, sẽ được thể hiện bản vẽ dưới dạng 3D để dễ dàng nắm bắt hơn.

+ Detail: bản vẽ mô tả chi tiết cách thi công, lắp đặt các thiết bị.

Tất cả các bản vẽ đều được thể hiện trong khung tên chứa đựng những thông tin cơ bản như:

  • Tên công trình, chủ đầu tư và các bên liên quan tham gia thiết kế, thi công.
  • Tên những người tham gia chính trong dự án.
  • Tên của bản vẽ, tỉ lệ bản vẽ, ngày tháng và mục đích phát hành bản vẽ.

Nếu sử dụng AutoCAD có thể trình bày bản vẽ, khung tên trên layout hoặc cũng có thể trình bày trực tiếp trên model. Nhưng đối với Revit, phải sử dụng đúng thứ tự trên project browser:

+ Mục Views: chứa tất cả các khung viewport làm việc, bao gồm mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng và 3D.

+ Mục sheet là nơi để đưa các khung viewport vào khung tên và in ấn.

Các mục còn lại chứa tất cả các đối tượng trong file revit: các family, group, assembly và các file được link từ bên ngoài tới.

Tag, Note và Dimension

Các thao tác tag, note và dim không quá khó khăn, tuy nhiên cũng không hề đơn giản. Làm Document phải biết nơi cần tag, note các thông tin đầy đủ để người xem có thể hiểu và sử dụng bản vẽ.

ký hiệu bản vẽ Autocad

Bản vẽ giúp gười xem có thể biết được đường ống này có kích thước bao nhiêu, thiết bị này tên gì, miệng gió loại gì và lưu lượng gió bao nhiêu… . Những thông tin cơ bản trên đã giúp người xem nắm bắt được thêm rất nhiều về bản vẽ, có thể kiểm tra thiết kế đúng hay sai, chỉnh sửa, …

Nhưng dù vậy thì bản vẽ phía trên vẫn chưa thể đưa ra để phục vụ thi công. Bản vẽ cần có thêm ít nhất những thông tin chính xác về vị trí của thiết bị, đường ống cũng như cao độ của nó. Ví dụ như bản vẽ bên dưới:

Bản vẽ hoàn chỉnh

Tuy vậy, số lượng các thông tin này ở một số bản vẽ yêu cầu rất nhiều và chi tiết nên Drafter cần phải biết cách sắp xếp chúng hợp lý và bài bản. Tránh sắp xếp bừa bãi gây thêm rối loạn và khó khăn khi đọc bản vẽ. Về cơ bản, có thể hiểu việc làm document chính là thêm những thông tin vào bản vẽ. Ứng với từng loại bản vẽ mà công việc làm document sẽ khác nhau. Tùy theo chức năng của bản vẽ được sử dụng vào từng mục đích khác nhau.

các ký hiệu SAD RAG BOD EAD trong bản vẽ revit card

Các thông tin cần đặt vào bản vẽ:

+ Đối với các bản vẽ thiết kế: các thông tin cần phải có là tên của thiết bị, tên và kích thước của các loại đường ống, lưu lượng miệng gió, điểm kết nối của thiết bị…
+ Đối với bản vẽ thi công, cần có thêm vị trí lắp đặt thiết bị, vị trí này sẽ bao gồm vị trí trên mặt bằng (thường lấy lưới trục hoặc vách ngăn/tường để định vị) và cao độ của thiết bị (thường so với mặt sàn). Ngoài ra có thể có thêm các thông tin về độ dốc đường ống…

Một số ký hiệu viết tắt của hệ thống ống gió

+ SAD – Supply air duct/diffuser: Ống gió cấp/ miệng gió cấp

+ RAD – Return air duct: Ống gió hồi

+ EAD – Exhaust air duct: Ống gió thải

+ RAG – Return air grille: Miệng gió hồi

+ EAG – Exhaust air grille: Miệng gió thải

+ BOD – Bottom of duct: Cao độ đáy ống

Một số ký hiệu viết tắt của hệ thống ống nước/thoát nước

+ DN – Nominal diameter: Đường kính danh nghĩa của ống

+ CHWS/R – Chilled water supply/return: Ống nước lạnh cấp/ hồi.

+ CWS/R – Cooled water supply/return: Ống nước giải nhiệt cấp/ hồi

+ CWP – Cold water pipe: Ống nước lạnh sinh hoạt

+ HWP – Hot water pipe: Ống nước nóng sinh hoạt

+ WP – Waste pipe: Ống nước thải

+ SP – Sanitary pipe: Ống phân

+ VP – Vent pipe: Ống thông hơi

+ BOP – Bottom of pipe: Cao độ đáy ống

+ COP – Center of pipe: Cao độ tâm ống

+ I – Slope: Độ dốc ống

Một số ký hiệu và viết tắt thiết bị trong hệ thống điện

Ký hiệu  Tên gọi
CD Cầu dao
CB, AP Aptomat, máy cắt hạ thế
CC Cầu chì
K Công tắc tơ, khởi động từ
K Công tắc
O, OĐ Ổ cắm điện
Đ Đèn điện
Đ Động cơ điện
Chuông điện
Bếp điện, lò điện
Quạt điện
MB Máy bơm
ĐC Động cơ điện nói chung
CK Cuộn kháng
ĐKB Động cơ không đồng bộ
ĐĐB Động cơ đồng bộ
F Máy phát điện
FKB Máy phát không đồng bộ
FĐB Máy phát đồng bộ
M, ON Nút khởi động máy
D, OFF Nút dừng máy
KC Bộ khống chế, tay gạt cơ khí
RN Rơ-le nhiệt
RTH Rơ-le thời gian (timer)
RU Rơ-le điện áp
RI Rơ-le dòng điện
RTR Rơ-le trung gian
RTT Rơ-le bảo vệ thiếu từ trường
RTĐ Rơ-le tốc độ
KH Công tắc hành trình
FH Phanh hãm điện từ
NC Nam châm điện
BĐT Bàn điện từ
V Van thuỷ lực, van cơ khí
MC Máy cắt trung, cao thế
MCP Máy cắt phân đoạn đường dây
DCL Dao cách ly
DNĐ Dao nối đất
FCO Cầu chì tự rơi
BA, BT Máy biến thế
CS Thiết bị chống sét
T Thanh cái cao áp, hạ áp
T (Transformer) Máy biến thế
D, DZ Diode, Diode zener
C Tụ điện
R Điện trở
RT Điện trở nhiệt

Bản vẽ hệ thống điện – Electrical đặc thù hơn các hệ còn lại do có các thiết bị như ổ cắm, công tắc… có kích thước rất nhỏ nên phần lớn tất cả các thiết bị điện đều được thể hiện bằng các ký hiệu thay vì hình ảnh (ngoại trừ một số thiết bị có kích thước lớn như máy biến thế, thang máng cáp…).

Những thông tin cơ bản trên đây được liệt kê là tổng quát cho các loại bản vẽ.

]]>
https://phongsachtst.com/trinh-bay-ban-ve-revit-autocad-va-cac-ky-hieu/feed/ 0
Vai trò và ứng dụng PLC trong công nghiệp https://phongsachtst.com/vai-tro-va-ung-dung-plc-trong-cong-nghiep/ https://phongsachtst.com/vai-tro-va-ung-dung-plc-trong-cong-nghiep/#respond Sat, 27 Jan 2024 03:35:44 +0000 https://phongsachtst.com/vai-tro-va-ung-dung-plc-trong-cong-nghiep.html

Ngày nay, PLC đang được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng tự động hóa công nghiệp, từ các ứng dụng đơn giản đến phức tạp. Vậy PLC công nghiệp có vai trò và ứng dụng như thế nào? Cùng KYODO tìm hiểu qua nội dung sau.

Thiết bị PLC Công nghiệp

Programmable Logic ControllerBộ điều khiển Logic có thể lập trình. Cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua các ngôn ngữ lập trình (Phổ biến như Ladder hoặc State Login).

PLC cho phép người dùng thực hiện một loạt các trình tự sự kiện theo ý muốn. Các sự kiện này được kích hoạt bằng các tác động đầu vào (input) hoặc qua các hoạt động nhận biết được như độ trễ thời gian, số lượng sự kiện, …PLC công nghiệp thay thế các mạch relay truyền thống, hoạt dộng theo phương thức quét qua các trạng thái trên đầu vào. Khi đó các tín hiệu đầu ra thay đổi theo và tạo thành các sự kiện được kích hoạt.

PLC Ứng dụng và vai trò của PLC trong công nghiệpPLC Ứng dụng và vai trò của PLC trong công nghiệp
Ứng dụng và vai trò của PLC công nghiệp

Thiết bị này khắc phục các nhược điểm của các bộ điều khiển cũ dùng dây nối – Bộ điều khiển bằng relay. Lập trình và tự động hóa khả năng điều khiển các công việc có tính chất lặp lại. Là một trong những thiết bị chủ chốt của quá trình tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.

“Relay hay còn được gọi là rơ – le là tên gọi theo tiếng Pháp. Nó là một công tắc (khóa K) điện từ và được vận hành bởi một dòng điện tương đối nhỏ có thể bật hoặc tắt một dòng điện lớn hơn rất nhiều. Bản chất của relay là một nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt có thiết kế module hóa giúp dễ dàng lắp đặt.”

Xem ngay: PLC và Nguyên lý hoạt động

Ưu điểm khi sử dụng PLC trong sản xuất công nghiệp

  • Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ trực quan, dễ học
  • Gọn nghẹ, dễ bảo quản, bảo trì
  • Có bộ nhớ, lưu trữ nhiều chương trình phức tạp, phù hợp với từng tình hình sản xuất khác nhau
  • Bảo mật
  • Sử dụng các giao thức cho phép giao tiếp với các thiết bị thông minh khác, dễ dàng mở rộng
  • Chi phí phù hợp
  • Công suất tiêu thụ điện năng thấp
  • Tốc độ, chính xác và ổn định
  • Linh hoạt trong lập trình, lập trình dễ dàng, cho phép thay đổi chương trình kiểm soát mà không cần thay đổi phần cứng, dễ dàng thích nghi với sự biến đổi trong quy trình sản xuất.
PLC công nghiệp là gì
Ứng dụng của PLC

PLC ứng dụng trong công nghiệp hiện đại

Nhờ các tính chất như trên, hiện nay PLC đã được ứng dụng phổ biến để tự động hóa trong nền công nghiệp với rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:

Hiện nay, PLC công nghiệp được sản xuất bởi các thương hiệu như: Mitsubishi, Siemen, Schneider, Omron, Festo, LG, …

Vai trò của PLC trong công nghiệp

Với khả năng đa nhiệm, đa năng có thể xử lý nhiều tín hiệu, nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, Ứng dụng vào các dây chuyền sản xuất đang mang lại năng suất và sản lượng rất lớn trong các ngành công nghiệp. Ngày nay, thiết bị này đang dần phổ biến và đóng một vai trò thiết yếu trong các dây chuyển sản xuất bán tự động và tự động. PLC giúp gia tăng hiệu quả của các dây chuyền sản xuất và ảnh hưởng sự phát triển quá trình tự động hóa trong sản xuất công nghiệp.

Bên cạnh đó, các hãng sản xuất thiết bị cũng không ngừng cải tiến và đưa ra các giải pháp mới để phù hợp với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay.

Chi tiết các công việc có thể xử lý bởi PLC công nghiệp

  • Điều khiển quy trình: PLC công nghiệp được sử dụng để điều khiển các quy trình tự động như sản xuất, lắp ráp, đóng gói, và quá trình sản xuất khác. Chúng có khả năng thực hiện các phép tính logic và các chức năng kiểm soát để giám sát và điều khiển các thiết bị và hệ thống khác.
  • Tự động hóa: Giúp tự động hóa các quy trình và hệ thống công nghiệp, giảm sự can thiệp của con người và tăng hiệu suất sản xuất. Có thể thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại một cách chính xác và hiệu quả.
  • Kiểm soát thiết bị: Kiểm soát và giám sát các thiết bị công nghiệp như động cơ, bơm, van, máy móc, và cảm biến.
  • Thu thập dữ liệu:Thu thập dữ liệu về quá trình sản xuất và hệ thống để giúp trong việc theo dõi và điều khiển, phân tích hiệu suất, xác định sự cố và cải thiện sản xuất.
  • Tương tác với người dùng: PLC công nghiệp thường được liên kết với giao diện người dùng, giúp nhân viên kiểm soát và theo dõi quy trình sản xuất. Chúng cung cấp thông tin về trạng thái của hệ thống và cho phép người dùng thực hiện các thay đổi cần thiết.
  • Bảo trì và kiểm tra lỗi: Kiểm tra lỗi để xác định và báo cáo về sự cố trong quy trình hoặc hệ thống, giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề.

PLC có vai trò quan trọng trong việc tự động hóa và kiểm soát các quy trình và hệ thống trong các ngành công nghiệp sản xuất.

>> Hệ thống BMS trong phòng sạch

Xem thêm sản phẩm và thiết bị phòng sạch:

]]>
https://phongsachtst.com/vai-tro-va-ung-dung-plc-trong-cong-nghiep/feed/ 0
Air Shower | Buồng tắm khí | Buồng thổi khí AirShower https://phongsachtst.com/air-shower-buong-tam-khi-buong-thoi-khi-airshower/ https://phongsachtst.com/air-shower-buong-tam-khi-buong-thoi-khi-airshower/#respond Thu, 25 Jan 2024 23:59:16 +0000 https://phongsachtst.com/air-shower-buong-tam-khi-buong-thoi-khi-airshower.html

Thông tin sản phẩm

Air Shower/ Buồng tắm khí/ Buồng thổi khí

✓ Ứng dụng: Phòng sạch sản xuất dược phẩm, thực phẩm, điện tử
✓ Chất liệu: Thép không gỉ/sơn tĩnh điện
✓ Đối tượng sử dụng: Lao động/ Vật tư – thiết bị
✓ Nguồn điện: 220V/380V AC
✓ Kích thước: Theo yêu cầu thiết kế
✓ Giá: Liên hệ báo giá theo yêu cầu


Báo giá

Air ShowerBuồng tắm khí, hay buồng thổi khí là một thiết bị không thể thiếu trong xây dựng và duy trì môi trường phòng sạch tiêu chuẩn. Buồng thổi khí được bố trí và xuất hiện hầu hết ở các môi trường phòng sạch, ở đa số các lĩnh vực sản xuất. Vậy thiết bị Air Shower là gì? Cách phân loại các thiết bị buồng thổi khí phổ biến hiện nay? Trong nội dung sau đây, KYODO sẽ trình bày về khái niệm, đặc điểm và phân loại thiết bị Airshower phòng sạch.

Air Shower là gì?

Air Shower (buồng thổi khí) là thiết bị được lắp đặt tại khu vực lối vào hoặc phòng trung gian, ngăn cách giữa phòng sạch và khu vực khác. Thiết bị này giúp giảm thiểu tối đa các chất tạp nhiễm trên người (hoặc vật tư thiết bị) trước khi di chuyển vào phòng sạch, và được sử dụng phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực đòi hỏi kiểm soát cấp sạch thông qua việc giảm thiểu bụi bẩn, tạp chất, nấm mốc hay các vật chất không cần thiết khác. Thiết bị phòng thổi khí thường thấy ở các phòng sạch sản xuất dược phẩm, thực phẩm, điện tử hoặc ở bệnh viện, phòng thí nghiệm.

Buồng thổi khí | buồng tắm khí | Air shower
Airshower là gì

Buồng tắm khí là thiết bị khép kín có cửa khóa liên động, bộ lọc HEPA, quạt gió và bộ điều khiển logic có thể lập trình (PLC) hoặc bộ điều khiển khác.

Những lưu ý khi sử dụng buồng thổi khí

  • Không sử dụng buồng thổi khí khi nhiệt độ môi trường vượt quá 50 ºC.
  • Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật để phát hiện lỗi và khắc phục kịp thời.
  • Thường xuyên thực hiện các công tác bảo dưỡng và vệ sinh thiết bị.
  • Các sự cố thường gặp ở phần thổi khí, thông gió thiết bị: diện tích tắc nghẽn lớn, bề mặt lọc gió dính bụi bẩn khiến cho tốc độ gió giảm dần, bộ lọc HEPA đã bị tắc nghẽn và cần thay thế.
  • Thường xuyên kiểm tra nguồn điện, mạch điện của thiết bị, đảm bảo việc vận hành thiết bị bình thường và gia tăng tuổi thọ thiết bị.

Xem thêm:  Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng Airshower

Phân loại thiết bị phòng sạch Air Shower

1. Air Shower cửa đơn

Lắp đặt Airshower Buồng thổi khí | buồng tắm khí - Single door air shower Cleanroom
Lắp đặt Airshower cửa đơn phòng sạch – Single Door AirShower Cleanroom

Đây là loại Air shower có kích thước nhỏ, có cửa ra vào là cửa đơn (1 cánh) – Single door airshower. Người sử dụng đi vào để làm sạch và loại bỏ bụi, hạt nhỏ, tóc, … trên bề mặt quần áo bảo hộ. Airshower cửa đơn thường sử dụng ở những phòng sạch với quy mô nhỏ, tần suất ra vào và lượng người làm việc thấp.

2. Airshower cửa đôi

Buồng thổi khí | buồng tắm khí | Air shower cửa đôi - Double Door Air Shower Cleanroom
Buồng tắm khí cửa đôi

Là buồng tắm khí có kích thước lớn với cửa đóng mở có 2 cánh – Double Door Air Shower Cleanroom. Người sử dụng đi vào để làm sạch, cửa hướng di chuyển sẽ mở khóa sau thời gian thổi khí hoàn tất. Air shower cửa đôi giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của không khí bên ngoài vào khu vực sạch. Loại này thường được sử dụng ở những phòng sạch có quy mô lớn, tần suất sử dụng và làm việc cao.

3. Air Shower Băng tải

Air Shower Băng tải cũng có các tính chất tương tự như các Airshower khác, với mục đích là tắm khí cho hàng hóa, vật liệu di chuyển giữa các khu vực phòng sạch.

Conveyor Airshower băng tải
Airshower băng tải

Thiết bị có thể có thêm tùy chọn sử dụng đèn UV để nâng cao khả năng loại bỏ vi sinh vật, nấm mốc. Airshower băng tải thường được sử dụng ở các phòng sạch sản xuất và nhiệm vụ kiểm soát cấp sạch không phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị này.

4. AirShower cửa trượt 1 – 2 cánh

AirShower cửa trượt tương tự như các loại buồng thổi khí cơ bản, nhưng được trang bị cửa trượt để linh động và tiết kiệm không gian đóng mở cửa hơn.

Buồng thổi khí | buồng tắm khí | Air shower cửa trượt đôi
Airshower cửa trượt đôi

5. Air Shower cửa cuốn nhanh

AAir shower cửa cuốn nhanh

Là buồng thổi khí được trang bị cửa cuốn nhanh, cửa cuốn siêu tốc. Việc đóng mở diễn ra tự động và nhanh chóng, phù hợp với các môi trường như nhà kho, kho mát, những nơi không yêu cầu quá cao về cấp sạch.

Xem thêm: Tại sao nên sử dụng Airshower trong phòng sạch?

Nguyên lý hoạt động của buồng tắm khí phòng sạch

Tương tự như cách hoạt động của Passbox, buồng thổi khí được khởi động bằng sensor cảm ứng, hệ khóa cửa hoặc công tắc thủ công. Khí sạch được thổi ra từ các vòi phun gắn đều trên vách. Đèn tín hiệu sẽ chuyển màu đỏ hoặc xanh để thể hiện sự cho phép di chuyển, sử dụng. Cơ chế thổi có thể điều chỉnh, cho phép điều khiển hoạt động Air Shower tại các chặng khác nhau của quá trình tắm khí.

*Thông thường, đèn tín hiệu màu đỏ không cho phép người sử dụng mở cửa cũng như vào ra vào buồng thổi trong khi đó tín hiệu xanh thì ngược lại.

Khi người hoặc vật tư được đưa vào trong air shower, các cửa sẽ được khóa kín, các vòi phun khí bắt đầu hoạt động, thổi không khí sạch với vận tốc lớn để đánh rơi và mang đi các hạt bụi bẩn, tạp chất (sợi tóc, hạt nhỏ, chất bẩn, nấm mốc, …). Với vận tốc thổi khí nằm trong khoảng 20-35m/s, dễ dàng đánh bay các vật chất dư thừa dính trên các bề mặt. Dòng không khí được điều hướng để mang các tạp chất này đến bộ phận lọc khí của thiết bị.

Thiết bị sẽ tự ngắt thổi khí sau 1 khoảng thời gian nhất định (đã được cài đặt từ trước), cửa sẽ được mở khóa để người/vật tư di chuyển theo hướng tiếp theo.

*Không khí đã bị nhiễm bẩn sẽ được hút vào các khe dưới chân thiết bị, được lọc qua nhiều lớp và có thể được tái sử dụng ở buồng thổi khí.

Điều chỉnh thời gian thổi: Ngoài việc được điều chỉnh chế độ hoạt động của Air Shower, người sử dụng còn có thể chỉnh được thời gian để máy đẩy hết khí ra ngoài trước khi sử dụng, thời gian tắm khí và khoảng thời gian reset.

Xem thêm:

Hãy liên hệ với KYODO để được báo giá thiết bị Air Shower – Buồng thổi khí phòng sạch và các trang thiết bị phòng sạch khác.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0777.386.683 để được tư vấn miễn phí về Air Shower. {
“@context”: “https://schema.org”,
“@type”: “AggregateRating”,
“ratingValue”: “4.8”,
“ratingCount”: “280”,
“itemReviewed”: {
“@type”: “CreativeWorkSeries”,
“name”: “Air shower”,
“image”: “https://kyodotech.com/wp-content/uploads/2023/07/single-blow-Air-shower-2.webp”
}
}
{“@context”:”http://schema.org”,
“@type”:”BreadcrumbList”,
“itemListElement”:[
{“@type”:”ListItem”,
“position”:1,
“name”:”Trang chủ”,
“item”:”https://kyodotech.com”},
{“@type”:”ListItem”,
“position”:2,
“name”:”Thiết bị phòng sạch”,
“item”:”https://kyodotech.com/thiet-bi-phong-sach/”},
{“@type”:”ListItem”,
“position”:3,
“name”:”Air Shower”,
“item”:”https://kyodotech.com/thiet-bi-phong-sach/air-shower-phong-sach-kyodo”}
]
}

]]>
https://phongsachtst.com/air-shower-buong-tam-khi-buong-thoi-khi-airshower/feed/ 0
Hướng dẫn đọc hiểu bản vẽ tủ điện công nghiệp https://phongsachtst.com/huong-dan-doc-hieu-ban-ve-tu-dien-cong-nghiep/ https://phongsachtst.com/huong-dan-doc-hieu-ban-ve-tu-dien-cong-nghiep/#respond Thu, 25 Jan 2024 23:59:15 +0000 https://phongsachtst.com/huong-dan-doc-hieu-ban-ve-tu-dien-cong-nghiep.html

Tủ điện công nghiệp là một thành phần quan trọng trong hệ thống điện công nghiệp. Với nhiều thành phần phức tạp và một số ký hiệu, thuật ngữ đặc biệt, việc đọc hiểu bản vẽ tủ điện công nghiệp có thể trở thành một nhiệm vụ khó khăn đối với nhiều người. Tuy nhiên, khi có kiến thức cơ bản và hiểu rõ các nguyên tắc cơ điện, bạn có thể dễ dàng tiếp cận và giải mã được các thông tin trên bản vẽ. Đọc hiểu bản vẽ tủ điện công nghiệp sẽ nắm được những thông tin quan trọng, phục vụ các công tác như lắp đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống điện công nghiệp một cách hiệu quả.

Đọc hiểu bản vẽ tủ điện công nghiệpĐọc hiểu bản vẽ tủ điện công nghiệp

I. Những lưu ý khi đọc hiểu bản vẽ tủ điện công nghiệp

Khi thiết kế và đọc hiểu bản vẽ tủ điện, có một số kiến thức và kỹ năng quan trọng mà bạn cần biết để đảm bảo tính chính xác và an toàn về hệ thống điện như sau:

Khi đọc hiểu

  1. Kiến thức cơ bản về điện/hệ thống điện
  2. Kỹ năng đọc hiểu các ký hiệu, hình vẽ, thông số kỹ thuật
  3. Biết lắp đặt và hiểu rõ yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý của hệ thống điện công nghiệp bao gồm: điện áp định mức, tải điện, dòng điện, tần số, loại nguồn điện và các quy định liên quan khác.
  4. Biết được cấu trúc mạch điện của hệ thống là quan trọng để xác định các thành phần cần thiết trong tủ điện. Đảm bảo rằng mạch điện được thiết kế theo các tiêu chuẩn an toàn và phù hợp với yêu cầu của hệ thống.

Khi thiết kế

  1. Xác định kích thước và vị trí của tủ điện trong không gian hệ thống sử dụng. Bạn cần đánh giá không gian để lắp đặt tủ điện, cách nhiệt và khoảng trống xung quanh tủ điện để đảm bảo thông gió và chuẩn bị cho các sự cố có thể phát sinh.
  2. Tạo sơ đồ mạch điện và sử dụng ký hiệu thông dụng và chuẩn để biểu diễn các thành phần trong tủ điện.
  3. Đảm bảo rằng tủ điện được thiết kế với các biện pháp bảo vệ và an toàn, tuân thủ các quy định và quy chuẩn an toàn liên quan đến hệ thống điện, điện công nghiệp.
  4. Hiểu được mỗi liên hệ giữa các thiết bị sử dụng trong tủ điện.
  5. Chỉ định chất liệu phù hợp cho tủ điện, đảm bảo tính bền vững và chống ăn mòn. Với môi trường công nghiệp, tủ điện cần chịu được môi trường khắc nghiệt, chống bụi bẩn, chống ẩm và chống va đập.
  6. Trước khi hoàn thiện bản vẽ, hãy đánh giá và kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống điện. Kiểm tra các kết nối, đảm bảo rằng tủ điện tuân thủ các quy định an toàn và hoạt động chính xác.

SƠ ĐỒ TỔNG QUAN TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP 3 PHA

II. Bản vẽ tủ điện công nghiệp có tác dụng gì?

Bản vẽ tủ điện công nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống điện công nghiệp. Dưới đây là một số tác dụng chính của bản vẽ tủ điện:

  1. Bản vẽ tủ điện công nghiệp cung cấp hướng dẫn chi tiết về cấu trúc và thành phần của tủ điện. Nó mô tả vị trí và kích thước của các thành phần như bộ nguồn, bộ điều khiển, bảo vệ quá dòng, chức năng đặc biệt và các linh kiện khác. Thông qua bản vẽ, nhà thiết kế có thể tạo ra một tủ điện có thiết kế tối ưu, đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật.
  2. Bản vẽ tủ điện giúp hướng dẫn quá trình xây dựng và lắp đặt tủ điện một cách chính xác. Nó xác định vị trí và gắn kết của các thành phần, đồng thời chỉ rõ các kết nối và đấu nối trong tủ điện. Điều này giúp nhà thầu và kỹ thuật viên thực hiện công việc một cách hiệu quả, đảm bảo tính chính xác và an toàn của hệ thống.
  3. Bản vẽ tủ điện cung cấp thông tin quan trọng về cách vận hành tủ điện. Nó mô tả chức năng và công tắc của các linh kiện trong tủ điện, cung cấp sơ đồ mạch điện và biểu đồ kết nối giúp người vận hành và kỹ thuật viên hiểu rõ cách sử dụng tủ điện và thực hiện các thao tác vận hành, kiểm tra và bảo trì.
  4. Bản vẽ cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết về cấu trúc, kết nối và linh kiện trong tủ điện. Khi xảy ra sự cố hoặc cần kiểm tra, kỹ thuật viên có thể sử dụng bản vẽ để xác định vị trí lỗi và thực hiện sửa chữa một cách chính xác.
  5. Hiểu rõ các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng trong việc lựa chọn và sử dụng linh kiện, kết nối mạch điện và thiết kế cơ học của tủ điện nhằm đảm bảo rằng hệ thống điện được xây dựng và vận hành an toàn, tránh nguy cơ cháy nổ, quá tải và các sự cố điện khác.
Bản vẽ tủ điện công nghiệp
Bản vẽ tủ điện công nghiệp

Xem thêm: Những điều cần biết về tủ điện công nghiệp 3 pha

III. Một số ký hiệu tủ điện cần biết

  • Tủ điện phân phối tổng ký hiệu MSB – Main Switch Board
  • Tủ điện phân phối trung tâm ký hiệu MDB – Main Distribution Board (Trung gian giữa MSBDB)
  • Tủ trung thế ký hiệu RMU – Ring Main Unit
  • Tủ điện phân phối/ Tủ hạ thế ký hiệu DB – Distribution Board
  • Tủ điện chuyển mạch ký hiệu ATS – Automatic Transfer Switchs
  • Tủ điện chiếu sáng ký hiệu LP – Lighting Panel
  • Tủ điện điều khiển động cơ ký hiệu MCC – Motor Control Center

Một số ký hiệu bản vẽ về thiết bị lắp đặt trong tủ điện:

  • CB (Circuit Breaker)
  • MCB (Miniature Circuit Breaker)
  • MCCB (Molded Case Circuit Breaker)
  • ACB (Air Circuit Breaker)…
  • PLC (Programmable Logic Controller)
  • HMI (Human-Machine Interface)
  • Bộ điều khiển tốc độ động cơ (VFD – Variable Frequency Drive)
  • Bộ điều khiển nhiệt độ, bộ điều khiển áp suất (DDC, PLC, …)

IV. Bản vẽ tủ điện cần thể hiện những chi tiết gì?

Tải trọng và điện áp định mức: Bản vẽ tủ điện công nghiệp cần xác định tải trọng điện của hệ thống, bao gồm tổng công suất và dòng điện định mức của các thiết bị, máy móc và hệ thống điện sẽ được kết nối vào tủ điện. Ngoài ra, điện áp định mức của hệ thống cũng cần được xác định (ví dụ: 220V, 380V).

  1. Kích thước và kiểu tủ điện

  • Đường kính, chiều rộng, chiều cao và chiều sâu của tủ điện.
  • Kiểu dáng của tủ điện, ví dụ: tủ đứng, tủ treo tường, tủ âm tường.
  1. Cấu trúc và vị trí thành phần

  • Vị trí của bộ nguồn, bộ điều khiển, bảo vệ quá dòng, bộ chuyển đổi và các linh kiện khác trong tủ điện.
  • Kích thước và mô tả của mỗi thành phần trong tủ điện.
  • Thiết kế cơ học của tủ điện, bao gồm khung, cánh cửa và các chi tiết khác.
  1. Sơ đồ mạch điện

  • Sơ đồ mạch điện chi tiết của tủ điện, bao gồm mạch nguồn, mạch điều khiển, mạch bảo vệ và mạch kết nối.
  • Các linh kiện trong mỗi mạch điện như công tắc, relay, biến trở, mạch điều khiển PLC (Programmable Logic Controller) và các thiết bị điện khác.
  • Các đường dây điện và kết nối giữa các linh kiện trong mạch điện.

Chi tiết bản vẽ tủ điện công nghiệp 3 pha

  1. Bảng điều khiển

  • Vị trí và chức năng của các công tắc, nút nhấn, đèn báo, đồng hồ đo và các thiết bị điều khiển khác trên bảng điều khiển.
  • Mô tả các chức năng và quy định của các nút nhấn, công tắc và đèn báo.
  1. Ký hiệu và kết nối

  • Các ký hiệu và biểu đồ được sử dụng để định rõ các linh kiện và kết nối trong tủ điện.
  • Ký hiệu mạch điện để biểu diễn các linh kiện và đường dây điện.
  • Ký hiệu linh kiện như relay, công tắc mạch, biến trở và các thiết bị điện khác.
  • Ký hiệu đấu nối để chỉ rõ các kết nối giữa các linh kiện và đường dây điện.
  1. Thông tin kỹ thuật

  • Thông số kỹ thuật cơ bản của tủ điện bao gồm điện áp định mức, dòng điện, tần số và công suất.
  • Thông số kỹ thuật của các linh kiện chính trong tủ điện như bộ nguồn, bộ điều khiển và bảo vệ quá dòng.
  • Các yêu cầu kỹ thuật khác như hiệu suất, độ bền và yêu cầu bảo vệ an toàn.

Xem thêm: Tủ điện công nghiệp & hướng dẫn lắp đặt

Bài viết trên đây là những thông tin giúp quý độc giả hiểu thêm về cách đọc hiểu và ký hiệu trong bản vẽ tủ điện công nghiệp. Mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích, xin cảm ơn.

]]>
https://phongsachtst.com/huong-dan-doc-hieu-ban-ve-tu-dien-cong-nghiep/feed/ 0
Dynamic pass box là gì? Ưu điểm của Dynamic pass box https://phongsachtst.com/dynamic-pass-box-la-gi-uu-diem-cua-dynamic-pass-box/ https://phongsachtst.com/dynamic-pass-box-la-gi-uu-diem-cua-dynamic-pass-box/#respond Tue, 23 Jan 2024 22:47:55 +0000 https://phongsachtst.com/dynamic-pass-box-la-gi-uu-diem-cua-dynamic-pass-box.html

Pass box – hộp chuyển hàng, là một trang thiết bị quan trọng không thể thiếu trong các môi trường phòng sạch. Pass box có hai loại: Static pass box (Hộp chuyển hàng phòng sạch tiêu chuẩn) và Dynamic pass box (Hộp chuyển hàng tự động làm sạch). Trong hai loại trên, Dynamic pass box được xem là thiết bị cao cấp hơn. Vậy tại sao Dynamic pass box được coi là cao cấp hơn? Cùng KYODO tìm hiểu về các ưu điểm mà Pass box động mang lại ngay tại bài viết dưới đây.

1. Dynamic pass box là gì?

Dynamic pass box, hay còn gọi là hộp chuyển hàng tự làm sạch, là thiết bị được sử dụng để vận chuyển vật phẩm giữa hai phòng có cấp độ sạch khác nhau hoặc giữa phòng sạch và phòng không sạch. Thiết bị này thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp đòi hỏi độ sạch cao, chẳng hạn như dược phẩm, y tế, thực phẩm và nhà máy sản xuất phòng sạch.

Dynamic PassBox | Pass box độngDynamic PassBox | Pass box động
Dynamic PassBox | Pass box động

Dynamic pass box được trang bị các bộ phận chuyên dụng để làm sạch và loại bỏ hạt bụi trên hàng hóa hoặc vật phẩm trước khi đưa vào phòng sạch.

2. Cấu tạo Pass box động

Để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa hoặc vật phẩm diễn ra một cách an toàn và hiệu quả, Pass box động được cấu tạo bởi các thành phần quan trọng sau:

  • Bảng điều khiển: Bộ phận điều khiển các chức năng như bật/tắt đèn UV, quạt, khóa liên động, hiển thị chênh áp, cảnh báo âm thanh, …
  • Máy đo magnehelic: Dùng để đo và hiển thị chênh áp giữa hai phòng sạch hoặc giữa phòng sạch và môi trường bên ngoài.
  • Khóa liên động: Bộ phận ngăn không cho cửa hai bên của Dynamic Pass Box mở cùng một lúc, để tránh không khí bị lẫn lộn.
  • Lọc Hepa: Màng lọc hiệu suất cao, có khả năng loại bỏ 99.97% các hạt bụi có kích thước từ 0.3 micron trở xuống.
  • Lọc thô: Có khả năng loại bỏ các hạt bụi có kích thước từ 5 micron trở lên, được đặt trước lọc Hepa để kéo dài tuổi thọ của lọc Hepa.
  • Tay nắm: Bộ phận dùng để mở và đóng cửa của Dynamic Pass Box, thường được làm bằng thép không gỉ hoặc nhựa.
  • Đèn UV diệt khuẩn: Bộ phận dùng để diệt khuẩn và khử trùng các vật dụng được chuyển qua Dynamic Pass Box, thường được bật khi không có vật phẩm trong hộp chuyển hàng.

Ngoài ra, hộp chuyển hàng tự động làm sạch được làm bằng thép không gỉ; thép có độ bền cao, chống ăn mòn tốt.

Xem thêm: Hepa Box | Hộp lọc Hepa phòng sạch

3. Thông số kỹ thuật và kích thước của Dynamic pass box

Các thông số kỹ thuật và kích thước Dynamic pass box có thể được điều chỉnh tuỳ theo nhà sản xuất và mô hình cụ thể. Dưới đây là một số thông số phổ biến.

Model

VCR500DP

VCR600DP VCR700DP VCR800DP
Kích thước trong (WxDxH) mm

500x500x500

600x600x600

700x700x700

800x800x800

Kích thước ngoài (WxDxH) mm

670x580x900

770x680x1000

870x780x1200

970x880x1300

Vật liệu (Trong/Ngoài)

Inox 304

Khóa liên động

Khóa liên động Cơ/Khóa liên động điện tử

Nguồn điện

220V/50Hz

220V/50Hz

220V/50Hz

220V/50Hz

44. Dynamic pass box hoạt động dựa trên nguyên lý nào?

Dynamic pass box hoạt động dựa trên nguyên lý lưu thông không khí tự nhiên. Khi quạt được khởi động, không khí từ bên ngoài sẽ được hút vào khoang bên trong của Pass Box, sau đó không khí này sẽ được lọc qua bộ lọc HEPA. Không khí sạch sẽ được lưu thông trở lại khoang bên trong, giúp loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi vật phẩm được đặt trong Pass Box.

Pass Box động có kích thước nhỏ, kín khí, lượng không khí lưu thông nhỏ, thời gian sử dụng để vận chuyển vật phẩm hoặc hàng hóa ngắn. Do đó, chỉ cần lưu thông không khí trong khoang Pass Box để hoàn thành công dụng tự làm sạch, không cần cấp khí từ bên ngoài vào và sẽ không có áp suất chênh lệch so với môi trường bên ngoài.

Luồng không khí trong Dynamic pass box
Luồng không khí trong Dynamic pass box

Pass box động sử dụng cấu trúc cửa liên động, không thể mở hai cửa cùng một lúc để ngăn chặn ô nhiễm trong quá trình chuyển. Đầu dưới của Pass Box động được thiết kế lỗ tròn eo được cắt lazer thuận tiện cho việc hồi khí, tính thẩm mỹ cao và dễ vệ sinh.

Tìm hiểu thêm: Nguyên lý hoạt động của Pass box

5. Ưu điểm của Hộp chuyển hàng

Dynamic pass box đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho môi trường làm việc luôn sạch và an toàn, đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi tiêu chuẩn cao về vệ sinh. Dưới đây là một số ưu điểm vượt trội:

  • Khóa liên động điện tử với độ tin cậy cao.
  • Thiết kế vòng cung tích hợp trong khu vực làm việc, loại bỏ các góc khuất, dễ dàng vệ sinh.
  • Thiết kế áp suất âm hai lớp, loại bỏ nguy cơ rò rỉ.
  • Có một loạt các tùy chọn khác nhau có sẵn để đáp ứng các yêu cầu sử dụng, bao gồm loại góc, loại ba cửa, loại 2 lớp và nhiều loại khác nữa.
  • Sử dụng khung thép không gỉ kết hợp với kính cường lực.
  • Có thể đấu dây trên cung hoặc đấu dây bên hông máy tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể.
  • Màng lọc Hepa loại bỏ 99,99% các hạt bụi và vi khuẩn trong không khí, tạo ra một dòng không khí sạch giúp làm sạch đồ vật.
  • Đèn UV và máy tạo ozone có thể được thêm vào tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể.

6. Pass box phòng sạch KYODO – Nơi mua hàng uy tín, chất lượng

KYODO là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam chuyên sản xuất và cung cấp các thiết bị phòng sạch. Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm đạt chuẩn và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Dynamic pass box trong phòng sạch
Dynamic pass box trong phòng sạch

KYODO cung cấp các loại hộp chuyển hàng chuyên dụng, được thiết kế phù hợp với từng ngành nghề cụ thể. Ngoài ra, Pass box tại KYODO có thể được tùy chỉnh về kích thước, vật liệu và công nghệ sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Bạn đang phân vân giữa Dynamic pass boxStatic pass box? Đừng lo lắng, KYODO sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực phòng sạch, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Xem thêm: 

]]>
https://phongsachtst.com/dynamic-pass-box-la-gi-uu-diem-cua-dynamic-pass-box/feed/ 0