Các nghị định, cơ sở pháp lý về ngành sản xuất mỹ phẩm
Toc
Với xu thế hiện nay, làm đẹp đối với con người rất được ưa chuộng và theo đó thì ngành sản xuất mỹ phẩm càng được chú trọng và được quản lý chặt chẽ.
Mục Lục Bài Viết
1. Cơ sở pháp lý
– Luật doanh nghiệp 2004.
– Nghị định 48/2014//NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của chính phủ về đăng ký kinh doanh.
– Luật số 03/ 2016/QH14 về sửa đổi,bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
– Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất.
Xem thêm:
Tiêu chuẩn của CGMP trong ngành sản xuất mỹ phẩm
Quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm
Tiêu chuẩn sản xuất mỹ phẩm
2. Quy định về điều kiện kinh doanh ngành sản xuất mỹ phẩm
– Căn cứ quy định tại Luật số 03/2016/QĐ14 về sửa đổi, bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư có hiệu lực từ 01/01/2017 thì :
Sản xuất mỹ phẩm” là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được liệt kê tại số 192 danh mục 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Điều 3: Điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất mỹ phẩm
Theo nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
– Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo tại Nghị định này.
Theo đó, để hoạt động hợp pháp thì cơ sở kinh doanh mỹ phẩm của bạn phải được thành lập hợp pháp, cụ thể là phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Điều 4: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Theo nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất .Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Điều kiện về nhân sự
– Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau:
+ Hóa học.
+ Sinh học.
+ Dược học.
Hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
(2) Điều kiện về cơ sở vật chất
– Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản
xuất, loại sản xuất mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
– Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm.
– Có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, các nguyên vật liệu hay sản phẩm kém chất lượng bị loại bỏ và thu hồi.
(3) Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau
– Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất.
– Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
– Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm.
– Có bộ phận kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm.
Trên đây là thông tin những điều kiện hoạt động sản xuất mỹ phẩm hợp pháp đúng quy định của pháp luật đề ra, tôi hy vọng bạn đọc có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.