Thông tư 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy định về an toàn thực phẩm
Ngày 25/9/2023, Bộ trưởng bộ Y tế ban hành thông tư 17/2023 sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản pháp quy về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo đó, Thông tư 17/2023/TT-BYT đưa ra những sửa đổi quy định áp dụng GMP và chứng nhận tương đương với Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu tại Điều 4 Thông tư số 18/2019/TT-BYT. Cụ thể như sau:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu phải được sản xuất tại cơ sở được cấp giấy chứng nhận bởi một trong các cơ quan/tổ chức sau:
- Các cơ quan có thẩm quyền tại nước sản xuất
- Tổ chức trong nước đã được cơ quan có thẩm quyền chỉ định hoặc thừa nhận
- Cơ quan, tổ chức của nước khác được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất thừa nhận
Các giấy chứng nhận có dạng sản phẩm phù hợp với dạng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu như sau: Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Giấy chứng nhận hoặc đánh giá đáp ứng thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc hoặc thực phẩm.
Xem thêm: GMP là gì?
Hội thảo xây dựng nhà máy GMP 2023 có gì?
Đối với các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không cấp các giấy chứng nhận quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân nộp giấy chứng nhận, trong đó có một trong các nội dung sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Point)
- Đáp ứng tiêu chuẩn ISO 22000 (International Organization for Standardization 22000)
- Đáp ứng tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS – International Food Standard)
- Đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm của Hiệp hội bán lẻ Anh (BRC – British Retailer Consortium)
- Đáp ứng tiêu chuẩn hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000 – Food Safety System Certification 22000)
Xem thêm: HACCP là gì?
ISO 22000 và những điều doanh nghiệp cần biết
Đối với các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không cấp các giấy chứng nhận quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này thì cần được cấp giấy chứng nhận hoặc xác nhận bằng văn bản với nội dung cơ sở sản xuất đáp ứng quy định pháp luật tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
Bên cạnh đó, Thông tư 17/2023/TT-BYT cũng có những sửa đổi, bổ sung tại Điều 10 Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định về xử lý kết quả kiểm tra như sau: Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 69 Luật An toàn thực phẩm. Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thì lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định.
Một số trường hợp cụ thể thực hiện như sau: Sản phẩm thực phẩm không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hoá thì áp dụng hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2012/TT-BKHCN; khoản 6, khoản 8 Điều 1 Thông tư 12/2017/TT-BKHCN và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xử lý.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu không đạt thuộc trường hợp sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 23/2018/TT-BYT và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xử lý.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu không đạt mà không thuộc trường hợp tại điểm b khoản này thì áp dụng hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 26/2012/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 12/2017/TT-BKHCN; khoản 8 Điều 1 Thông tư 12/2017/TT-BKHCN và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xử lý.
Trường hợp khiếu nại hoặc tranh chấp về an toàn thực phẩm liên quan đến kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm tra căn cứ quy định tại Điều 47, Điều 48 Luật An toàn thực phẩm, khoản 6 Điều 37 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan để giải quyết. Trường hợp giải quyết khiếu nại kết luận mẫu đạt, chậm nhất không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm tra phải ra thông báo hàng hóa tiếp tục được lưu thông trên thị trường. Trường hợp giải quyết khiếu nại kết luận mẫu không đạt thì cơ quan kiểm tra tiến hành xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm b hoặc điểm c khoản này.
Ngoài ra, Thông tư 17/2023/TT-BYT đã bãi bỏ toàn bộ Thông tư 14/2011/TT-BYT về hướng dẫn lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với đó là Quyết định 46/2007/QĐ-BYT về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.
Thông tư 17/2023/TT- BYT cũng bãi bỏ một phần 2 văn bản: Thông tư 29/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành và Quyết định 46/2007/QĐ-BYT về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.
Thông tư đầy đủ tại đây: Thôn