Thông tư 43/2005/QĐ-BYT
Toc
Mục Lục Bài Viết
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 43/2005/QĐ-BYT
NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH
YÊU CẦU KIẾN THỨC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỰC TIẾP SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế”;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các ông (Bà): Chánh Văn phũng, Chỏnh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thủ trưởng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
- Bộ trưởng
Thứ trưởng
Trịnh Quõn Huấn
QUY ĐỊNH
Yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2005/QĐ-BYT
ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phù hợp với từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lónh thổ Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng ỏp dụng
Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lónh thổ Việt Nam trong cỏc cơ sở sau:
- Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm: là các cơ sở tạo ra các sản phẩm thực phẩm, bao gồm:
- a) Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm công nghiệp: là các cơ sở có dây chuyền sản xuất, chế biến phần lớn là máy móc để sản xuất, chế biến nguyên liệu thực phẩm thành sản phẩm thực phẩm.
- b) Cơ sở sản xuất, chế biến thủ công và thủ công nghiệp là cơ sở có dây chuyền sản xuất, chế biến phần lớn là làm bằng tay hoặc công cụ giản đơn để sản xuất, chế biến nguyên liệu thực phẩm thành sản phẩm thực phẩm.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm là các cơ sở tổ chức buôn bán thực phẩm để thu lời bao gồm:
- a) Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở trưng bày thực phẩm để bán cho khách hàng.
- b) Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- c) Cơ sở vận chuyển thực phẩm là các cơ sở vận chuyển thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm từ nơi này đến nơi khác.
Xem thêm: Tư vấn HACCP, ISO 22000 cho nhà máy sản xuất thực phẩm
Chương II: QUY ĐỊNH YÊU CẦU KIẾN THỨC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 4. Yờu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm khi hành nghề
- Cá nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận đó được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
- Những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng – khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đó được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 5. Cập nhật cỏc kiến thức chuyờn ngành
Người đó cú Giấy chứng nhận đó được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng năm, phải tham gia tập huấn để cập nhật các kiến thức chuyên ngành, cụ thể cho từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh tham gia tập huấn hàng năm; đồng thời phải có sổ theo dừi việc tập huấn núi trờn. Sổ theo dừi phải có sự xác nhận của cơ quan giảng dạy.
Điều 6. Nội dung kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm
- Các kiến thức cơ bản là điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận:
- a) Các mối nguy vệ sinh an toàn thực phẩm.
- b) Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- c) Phương pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (trong sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, tiêu dùng…).
- d) Thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
đ) Các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- e) Cỏc kiến thức: thực hành sản xuất tốt (GMP – Good Manufacture Practice), thực hành vệ sinh tốt (GHP – Good Hygiene Practice), phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Point).
- Cỏc kiến thức chuyờn ngành, cụ thể cho từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều 7. Thời gian tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thời gian tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này.
Xem thêm: Giấy chứng nhận HACCP và những điều cần biết
Chương III: QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ TẬP HUẤN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Cơ sở tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
Các cơ sở chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm có chức năng, nhiệm vụ tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm có thể tổ chức hoặc tham gia tập huấn và cấp Giấy chứng nhận cho người học (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quy định này). Giấy chứng nhận sẽ được cấp ngay sau khi công bố kết quả thi đạt yêu cầu.
Các cơ sở chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm có chức năng, nhiệm vụ tập huấn bao gồm:
- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Các cơ sở chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm:
- a) Trung tõm y tế dự phũng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- b) Các Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xó, thành phố thuộc tỉnh.
- Các cơ sở khi được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm xác nhận có đủ điều kiện tham gia giảng dạy tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm:
- a) Các trường đại học;
- b) Cỏc Viện nghiờn cứu;
- c) Cỏc Hội và Chi hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm;
- d) Cỏc Trung tõm kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 9. Tài liệu học tập kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm xây dựng nội dung tài liệu hướng dẫn học tập kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm theo các nội dung quy định tại Điều 6 của Quy định này.
Điều 10. Thu hồi Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
Người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi bị lập biên bản quá 3 lần về các hành vi vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị cơ quan chức năng thu hồi Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và phải học lại để được cấp Giấy chứng nhận.
Điều 11. Kiểm tra, thanh tra
Trong quỏ trỡnh kiểm tra, thanh tra cỏc cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ quan kiểm tra, thanh tra phát hiện ra các hành vi vi phạm các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ lập biên bản.
Biên bản kiểm tra, thanh tra là căn cứ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Quy định này trong phạm vi cả nước.
- Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện trong phạm vi tỉnh, thành phố quản lý.
- Bộ trưởng
Thứ trưởng
Trịnh Quõn Huấn
Phụ lục I
QUY ĐỊNH NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN HỌC TẬP KIẾN THỨC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2005/QĐ-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Đối tượng áp dụng
Nội dung học tập kiến thức |
Thời gian học tập kiến thức | ||||
Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm công nghiệp |
Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thủ công, thủ công nghiệp |
Cơ sở bán thực phẩm |
Cơ sở dịch vụ ăn uống |
Cơ sở vận chuyển thực phẩm |
|
I. Kiến thức cơ bản
1. Cỏc mối nguy vệ sinh an toàn thực phẩm 2. Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm 3. Phương pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (trong sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu trữ, tiêu dùng….) 4. Thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm 5. Các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm 6. Các kiến thức: thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP), phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) |
1 giờ 1 giờ 2 giờ
2 giờ 2 giờ 4 giờ |
30 phỳt 30 phỳt 1 giờ
1 giờ 1 giờ 2 giờ |
30 phỳt 30 phỳt 30 phỳt
1 giờ 30 phỳt 1 giờ |
30 phỳt 30 phỳt 1 giờ
1 giờ 30 phỳt 2 giờ |
30 phỳt 30 phỳt 30 phỳt
1 giờ 30 phỳt 1 giờ |
Tổng số giờ học/khúa tập huấn | 12 giờ
(2 ngày) |
6 giờ
(1 ngày) |
4 giờ
(1 ngày) |
6 giờ
(1 ngày) |
4 giờ
(1 ngày) |
II. Kiến thức chuyên ngành được tập huấn, cập nhật lại 01 lần/mỗi năm | 1 giờ | 2 giờ | 1 giờ | 2 giờ | 1 giờ |
Phụ lục II
GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN KIẾN THỨC
VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2005/QĐ-BYT
ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Mặt trước
CƠ SỞ TẬP HUẤN ………………………….. …………………………..
Số:…………………… |
CỘNG HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN KIẾN THỨC VỀ VSATTP Họ và tên:……………………………………………………Sinh ngày:……………………………………………………Hộ khẩu thường trú:……………………………………..Quốc tịch:…………………………………………………….. ĐÃ DỰ KHOA TẬP HUẤN KIẾN THỨC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
…………, ngày……tháng…….năm (ký tờn, đóng dấu)
|
10 cm
Mặt sau:
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý
1. Người có giấy chứng nhận đạt yêu cầu kiến thức, thực hành VSATTP để tham gia sản xuất, kinh doanh phụ vụ trong các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, giải khát, bán hàng lưu động. 2. Phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về vệ sinh cá nhân. 3. Không được tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hay chế biến thực phẩm khi mắc các chứng, bệnh sau: lao, kiết lỵ, thương hàn, ỉa chảy, mụn nhọt, són đái, són phân, viêm gan siêu vi trùng, viêm mũi, viêm họng mủ, các bệnh ngoài da, các bệnh da liễu, người lành mang vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
|
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến quy định an toàn thực phẩm. INTECH hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp tới quý doanh nghiệp đầy đủ thông tin liên quan tới Quy định an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.