Mùa hè với những đợt nóng cao điểm, trong thành phố thì sức nóng càng tăng cao hơn vì thế nhà nhà, văn phòng lắp đặt điều hòa làm mát. Tuy nhiên nếu chúng ta quá làm dụng và sử dụng máy lạnh không đúng cách sẽ gây cho chúng ta nhiều căn bệnh viêm xoang, khô da, đau dạ dày…
Tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật từ máy lạnh
Theo thống kê từ khoa Hô hấp của một số bệnh viện trong thành phố cho thấy gần đây các ca khám chữa bệnh hô hấp do sử dụng máy lạnh đã tăng lên gần 50%, gồm các bệnh hội chứng đường hô hấp, ngạt thở và đột tử.
– Môi trường lạnh và không khí khô là điều kiện sống lý tưởng cho các vi khuẩn gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm xoang, viêm họng, đau đầu, ngạt mũi
– Trong phòng điều hòa các cửa phòng đều được đóng kín vì vậy mức độ lưu thông không khí trong phòng với tần suất thấp tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh lan truyền từ người này sang người khác, dễ lây bệnh từ người này qua người khách; đặc biệt là người lớn tuổi bị các bệnh tim mạch, có thể bị các biến chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ngất… hết sức nguy hiểm.
– Nhiệt độ trong phòng điều hòa thấp hơn so với nền nhiệt môi trường, trong quá trình làm mát không khí, điều hòa đã hút hết hơi ẩm trên bề mặt cũng như trong không khí dẫn đến hiện tượng khô da, da bong tróc
– Do không khí trong phòng điều hòa khô, hút độ ẩm trên cơ thể, làm mắt khô, ráp và giảm thị lực.
– Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ lạnh sang nóng gây nên các bệnh: viêm họng, đau đầu, mệt mỏi, có thể là đột quỵ nguy hiểm
– Nên để điều hòa chênh so với nhiệt độ bên ngoài từ 3-4 độ C là phù hợp, nên cài đặt nhiệt độ 24oC-26oC là hợp lý
– Không ngồi điều hòa quá lâu, trong trường hợp phải ngồi điều hòa cả ngày thì bạn nên để cửa sổ thông gió hoặc vài giờ lại ra ngoài đi dạo một lần, hít thở không khí trong lành.
– Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, Nên ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa khoảng vài phút rồi mới vào phòng bật điều hòa. Khi muốn ra ngoài, nên mở cửa phòng, đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh rồi mới đi ra ngoài.