Tổng quan ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam 2023
Toc
Mặc dù có thị trường tốt, ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn. Khó khăn này đến cả từ cạnh tranh trong ngành, cạnh tranh với các nước khác và sự phát triển công nghệ. Để ngành dược phát triển, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cần làm gì?
Mục Lục Bài Viết
Tổng quan về ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam 2023
Ngành sản xuất dược phẩm ở Việt Nam được nhận xét là có tỷ lệ tăng trưởng nhanh chóng.
Đặc biệt trong năm 2022, ngành sản xuất dược phẩm chứng kiến một sự tăng trưởng vượt trội. Theo báo cáo tổng hợp, thị trường dược phẩm Việt Nam đang được định giá khoảng 6,2 – 6,4 tỷ USD/năm. Thị trường dược phẩm Việt Nam còn được dự báo sẽ đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026.Theo báo cáo của VIRAC, tính chung trong quý 1 năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp của nhóm ngành này đạt mức tăng trưởng gần 7% so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất dược trong nước ngày càng được mở rộng về quy mô.
Theo báo cáo mới nhất của VIRAC, Việt Nam có 51 doanh nghiệp sản xuất dược có vốn đầu tư nước ngoài. 228 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn WHO – GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới – WTO). 18 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP cao như EU, PICs, JAPAN, TCA. 3 cơ sở có dây chuyền đạt PIC/S-GMP: Fresenius Kabi Bidiphar (HSA Singapore); Korea United (Hàn Quốc).
Những con số trên cho thấy ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam thực sự đã có bước tiến khá dài. Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đầu tư hơn, đạt được các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt hơn. Hơn nữa, hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam tương đối phát triển. Đặc biệt, hệ thống nhà thuốc đang phát triển rộng khắp trên cả nước.
Những hạn chế của ngành sản xuất dược phẩm tại Việt Nam
Có thể nói rằng, thị trường dược phẩm ở Việt Nam đang phát triển rất tốt. Tuy nhiên ngành sản xuất dược phẩm tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Hạn chế 1: Ngành sản xuất dược thiếu kết nối với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến
Nhiều nhà máy thuốc ở Việt Nam chỉ cho ra các sản phẩm dạng bào chế với dây chuyền sản xuất đơn giản. Các nhà máy cũng tập trung vào các loại thuốc thông thường, tương đương sinh học với thuốc phát minh (thuốc generic). Nguyên nhân là do các nhà máy sản xuất thiếu kết nối với công nghệ hiện đại, kĩ thuật bào chế mới,…Một điều đáng buồn là hơn 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm trong nước phải nhập khẩu.
Hạn chế 2: Ngành sản xuất dược chưa làm chủ được thị trường Việt Nam
Thị trường tiêu thụ tốt là thế, thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn là “sân chơi” cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trong giai đoạn từ năm 2015-2021, giá trị sản xuất dược phẩm trong nước vẫn còn thấp. Con số này mới chỉ đạt 46% so với tổng giá trị tiền thuốc sử dụng của người dân.
Tỷ lệ này đã tăng đáng kể so với giai đoạn trước (2001-2011) nhưng vẫn còn thấp so với thế giới. Nguyên nhân là do ngành sản xuất dược Việt Nam chưa sản xuất được các sản phẩm đặc thù. Hầu hết các thuốc sản xuất trong nước chỉ dùng để điều trị bệnh thông thường, mãn tính.
Top 10 công ty sản xuất dược phẩm uy tín của Việt Nam, 2022
Một số doanh nghiệp Việt Nam đã phần nào vượt qua được các hạn chế nêu trên. Các doanh nghiệp này đã ứng dụng công nghệ vào sản xuất để trở lọt vào top 10 công ty sản xuất dược phẩm uy tín của Việt Nam năm 2022, theo báo cáo của VIRAC.
1- Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
2- Công ty Cổ phần Traphaco
3- Công ty TNHH Sanofi – Aventis Việt Nam
4- Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm
5- Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định
6- Công ty Cổ phần Pymepharco
7- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco
8- Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm
9- Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC
10- Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
Hướng đi cho các doanh nghiệp ngành sản xuất dược phẩm
Với thị trường tiêu thụ sẵn có, các doanh nghiệp sản xuất dược tại Việt Nam cần nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Hướng đi thứ nhất cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm: Đi trước đón đầu công nghệ:
Đến nay khi nhu cầu thuốc điều trị thiết yếu, thông thường cơ bản được bảo đảm. Vì vậy, ngành dược cần tập trung nguồn lực vào các khâu khó hơn của ngành dược. Ví dụ như nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển, sản xuất những loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, thuốc hiếm, thuốc phát minh…Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào các sản phẩm thuốc từ nước ngoài.
Công nghệ tiên tiến luôn là chìa khóa khi muốn phát triển và nâng cao sức cạnh tranh. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cần áp dụng học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất là một việc tương đối khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế các doanh nghiệp lớn đầu ngành cần tiên phong trong việc phát triển, áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất.
Tận dụng tiềm năng, thế mạnh sẵn có:
Mặt khác, các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ để khai thác hết thế mạnh vốn có của nước ta. Đó là nguồn dược liệu phong phú, nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước. Để nâng thứ hạng của ngành dược Việt Nam trên bản đồ thế giới, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm phải “đi tắt, đón đầu” công nghệ và phát huy được hết năng lực của ngành dược. Đặc biệt cần đẩy mạnh trong đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển các loại thuốc sinh học, thuốc phát minh….
Giảm tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bằng cách phân chia nhóm ngành:
Thị phần thuốc dạng Generic vốn đã nhỏ cộng thêm nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt. Điều này dẫn tới tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả. Chính điều này làm các doanh nghiệp Việt Nam thiếu sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thế giới.
Vì thế, cần phân chia mỗi doanh nghiệp sản xuất dược phẩm một ngách sản phẩm khác nhau. Điều này sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, đồng thời đa dạng sản phẩm. Làm được điều này, ngành sản xuất dược Việt Nam sẽ có thêm năng lực cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
Gia tăng tính cạnh tranh nhờ đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất
Một trong những điều thiết yếu để gia tăng tính cạnh tranh là đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trước tiên, các nhà máy cần đạt các tiêu chuẩn sản xuất. Đáp ứng tiêu chuẩn càng cao thì doanh nghiệp càng uy tín, chất lượng. Các tiêu chuẩn tại Việt Nam hiện nay theo thứ tự gồm có GMP HS/ WHO/ PICS/J/EU. Hiện nay, càng tiêu chuẩn ngày càng chặt chẽ. Điều này là một trở ngại trong cho các doanh nghiệp trong quá trình duy trì các tiêu chuẩn. Vậy các đơn vị cần làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua hội thảo ngành Dược do GMP-EU cùng các đối tác tổ chức: Hội thảo xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn GMP
Nguồn: VIRAC