4 lưu ý khi xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam
Toc
Những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Song, các doanh nghiệp muốn tiến vào thị trường này trước hết phải tính toán để đầu tư nhà máy sản xuất đạt chuẩn. Vậy các chủ đầu tư đang muốn xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm cần đặc biệt lưu ý vấn đề gì??
Mục Lục Bài Viết
1. Địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm
Muốn xây dựng nhà máy, trước tiên phải chọn được địa điểm phù hợp. Chính sách quy hoạch, hỗ trợ phát triển tại khu vực hoặc tỉnh thành nơi muốn đặt nhà máy sẽ có thể ảnh hưởng đến diện tích, quy mô và định hướng mở rộng sau này của nhà máy.
Các yếu tố quan trọng như diện tích đất, giao thông, điện nước, môi trường, nguồn lao động,.. đều cần được xem xét kĩ càng. Từ đó chủ đầu tư sẽ đánh giá được mức độ, sự phù hợp và, lợi thế khi đặt nhà máy ở đó. Năng lực của nguồn nhân lực có chuyên môn, nguồn nguyên liệu, giá cả hợp lý là ba yếu tố quan trọng giúp tạo sự cạnh tranh.
Đối với nhà máy sản xuất mỹ phẩm, diện tích phụ thuộc quy mô sản xuất. Nhưng thường diện tích sẽ không lớn bằng sản xuất dược phẩm.
Việc nghiên cứu các doanh nghiệp nhà máy ở khu vực đó, đánh giá sự phát triển có thể giúp ích khá nhiều. Chúng ta có thể học hỏi từ những khó khăn của họ và tìm các giải pháp dự phòng cho các biến cố có thể xảy ra khi xây dựng nhà máy ở khu vực này.
Các vấn đề pháp lý như thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, quy định quy hoạch, thuế,… cũng cần được tìm hiểu và làm rõ.
Sau khi xác định được địa điểm, tiếp cận chủ đầu tư, chủ sở hữu đất hoặc mô giới địa ốc để hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết.
Nhìn chung, quy trình tìm địa điểm phù hợp xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, tầm nhìn chiến lược. Bên cạnh đó cũng cần có sự cẩn trọng xem xét từng yếu tố để chọn ra địa điểm thuận lợi nhất.
2. Các bước của quy trình xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm
Bước 1: Khảo sát và lập báo cáo đầu tư dự án:
Đầu tiên chủ đầu tư cấn lập kế hoạch chi tiết, quy hoạch mặt bằng. Quy mô nhà máy cần phù hợp với mặt bằng, tài chính của chủ đầu tư. Sau đó, chủ đầu tư cần dự toán sơ bộ và điều chỉnh lại để phù hợp hơn
Bước 2: Lựa chọn thiết bị, máy móc phù hợp
Nhà máy sản xuất thường có những yêu cầu dựa trên từng tiêu chuẩn, đặc biệt là về vấn đề vệ sinh. Vì vậy, các trang thiết bị sử dụng trong môi trường này cũng có những yêu cầu riêng. Các trang thiết bị phòng sạch cần đáp ứng yêu cầu của cấp độ sạch cụ thể theo tiêu chuẩn mà cơ sở sản xuất theo đuổi. Vì vậy, hai bên cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ trước khi đi vào thiết kế thi công.
Lựa chọn trang thiết bị chính xác sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí cho sản xuất. Việc lựa chọn công nghệ phù hợp cũng sẽ đảm bảo tính thống nhất của dự án và mang lại hiệu quả lâu dài.
Bước 3: Thiết kế bản vẽ
Nhà máy sản xuất mỹ phẩm cần có các thành phần như hệ thống cơ điện, hệ thống xử lý không khí, hệ thống nước và xử lý nước, máy móc sản xuất…Do vậy, để có thể bắt tay vào thi công một dự án nhà máy sản xuất, cần sơ đồ thiết kế của nhiều hệ thống khác nhau:
- Thiết kế mặt bằng theo tiêu chuẩn của BỘ Y Tế
- Thiết kế hệ thống cơ điện M&E
- Thiết kế hệ thống HVAC phù hợp với tiêu chuẩn và cấp độ phòng sạch
- Thiết kế hệ thống xử lý nước RO/ nước cất/ hệ thống thoát nước/ xử lý nước thải đạt các điều kiện của GMP
- Thiết kế hệ thống khí nén, hơi…phù hợp công nghệ sản xuất.
Bước 4: Tiến hành thi công
Thi công nhà máy mỹ phẩm sẽ cần phải tuân theo bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên trong quá trình có thể sẽ gặp một số vấn đề phát sinh. Khi đó đơn vị thi công cần phải thảo luận để đưa ra phương án giải quyết thích hợp.
Để tạo ra một nhà máy đạt tiêu chuẩn thì quá trình thi công cần có những kỹ sư, công nhân hiểu về các yêu cầu của nhà máy sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là phòng sạch. Để từ đó đảm bảo mức độ kín khí, áp suất các tiêu chuẩn về số lượng bụi trong phòng. Ngoài ra, cũng như mọi công trình khác việc tuân thủ an toàn lao động là điều cần phải đảm bảo.
Bước 5:Đào tạo GMP và thẩm định nhà máy
Để quá trình vận hành đúng theo tiêu chuẩn GMP thì người lao động cũng là yếu tố quan trọng. Nhân sự nhà máy sẽ được đào tạo về ý nghĩa, lý thuyết GMP và thực hành công việc cụ thể.
Sau khi hoàn thiện thi công, đào tạo, đơn vị thi công và chủ đầu tư sẽ tiến hành tự kiểm định về thiết kế, thiết bị, vệ sinh, máy móc, quy trình…Cuối cùng đơn vị lập hồ sơ xin đánh giá CGMP.
Xem thêm: Những quy định tại Việt Nam về sản xuất mỹ phẩm
Xem thêm: C-GMP (GMP về mỹ phẩm) là gì?
3. Chi phí xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm
Để tính toán chi phí xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm, chủ đầu tư cần lưu ý một số điều sau:
- Xác định diện tích và vị trí xây dựng nhà máy là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chi phí. Tùy vào quy mô sản xuất muốn hướng tới mà diện tích nhà máy sẽ khác nhau. Từ đó, chi phí cho mặt bằng sẽ khác nhau.
- Tính toán chi phí thiết kế kiến trúc và kỹ thuật. Đây là chi phí cho các công việc liên quan đến thiết kế bản vẽ kiến trúc, kỹ thuật, cơ điện, nội thất,…
- Tính toán chi phí xây dựng. Điều này bao gồm các chi phí như: chi phí vật liệu, máy móc, thiết bị, dụng cụ, thi công, nước, điện, lương công nhân viên tham gia xây dựng…Phần chi phí này khá lớn, thường chiếm khoảng một phần ba tổng chi phí.
- Tính toán chi phí hoàn thiện, trang trí, đồ nội thất,…Các chi phí này thường không được tính trong chi phí xây dựng trực tiếp nhưng cũng là một khoản chi phí không nhỏ trong quá trình xây dựng nhà máy.
Vì mỗi nhà máy sản xuất mỹ phẩm có sự khác nhau về các yêu cầu về kích thước, thiết kế, vị trí,… nên chi phí xây dựng cũng sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo các báo giá thị trường đang áp dụng để có được sự đánh giá chính xác hơn về chi phí xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm. Việc chọn thiết bị sản xuất thích hợp cũng góp phần không nhỏ trong tối ưu chi phí. Chủ đầu tư có thể trao đổi với các chuyên gia kiến trúc, kỹ thuật để được hỗ trợ trong quá trình tính toán chi phí.
4. Tổng hợp những lưu ý trong việc xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam.
Quy trình xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm là một yếu tố quan trọng để đảm bảo cho sản xuất mỹ phẩm an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi thực hiện quy trình này:
- Lựa chọn vị trí phù hợp: Việc xác định vị trí phù hợp để xây dựng nhà máy là rất quan trọng.Nguồn nguyên liệu, nhân công, chính sách và sự thuận tiện trong vận chuyển là các yếu tố cần lưu ý.
- Thiết kế hợp lý: Thiết kế dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng của nhà máy. Bố trí các khu vực sản xuất, lưu trữ, vận chuyển sản phẩm hợp lý. Hệ thống thủy lực, điện, nước cần được lắp đặt hợp lý để đạt các yêu cầu GMP.
- Sử dụng vật liệu chất lượng cao: Sử dụng vật liệu chất lượng cao để đảm bảo sự bền vững và độ bền của nhà máy.
- Đảm bảo an toàn: Đảm bảo an toàn cho nhân viên và môi trường sản xuất. Hệ thống thiết bị bảo vệ, phòng cháy chữa cháy cần được trang bị đầy đủ, hiệu quả.
- Thiết lập quy trình sản xuất: Thiết lập quy trình sản xuất rõ ràng giúp việc sản xuất diến ra quy củ, đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm
- Duy trì vệ sinh: Duy trì sạch sẽ và vệ sinh nơi làm việc để đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn của nhân viên
- Kiểm tra và bảo trì: Thực hiện kiểm tra và bảo trì định kỳ để đảm bảo sự hoạt động liên tục và hiệu quả của nhà máy sản xuất mỹ phẩm.
Với những lưu ý trên, việc xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm sẽ diễn ra hiệu quả và đảm bảo sự an toàn cho nhân viên và sản phẩm của doanh nghiệp.Vì tính phức tạp cũng như chuyên môn hóa cao, thông thường, chủ đầu tư sẽ cần hợp tác với các chuyên gia trong ngành để nhận tư vấn.
GMP-EU cùng đội ngũ chuyên gia với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế xây dụng nhà máy, phòng sạch lĩnh vực dược, mỹ phẩm luôn sẵn sàng được đồng hành cùng quý công ty. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết, tận tình, tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm của quý công ty.