Hướng dẫn đầy đủ đảm bảo vệ sinh trong nhà máy sản xuất mỹ phẩm
Toc
Không đạt tiêu chuẩn vệ sinh trong sản xuất mỹ phẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sản phẩm có thể bị hư hại bởi bụi, chất bẩn hay khí thải trong môi trường sản xuất. Do đó, giữ gìn vệ sinh cho dây chuyền, trang thiết bị sản xuất là một điều rất quan trọng.
Mục Lục Bài Viết
1. Những yếu tố quan trọng cần quan tâm để đảm bảo vệ sinh sản xuất mỹ phẩm
Thông thường việc ô nhiễm có thể xảy ra do thiết bị và dụng cụ không được tiệt khuẩn một cách triệt để. Để sản phẩm mỹ phẩm có chất lượng đạt chuẩn, cần chú ý đến một số vấn đề vệ sinh sau:
- Cần chú ý khâu thiết kế lắp đặt để có thể thuận tiện cho việc vệ sinh sau này.
- Nhân viên cần hiểu và có ý thức tuân thủ các quy định về vệ sinh.
- Môi trường sản xuất sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn phòng sạch. Trong sản xuất dược phẩm thông thường cần được trang bị phòng sạch cấp độ D.
- Quy trình sản xuất đảm bảo sạch, an toàn.
- Các nguồn nguyên liệu đảm bảo sạch: kiểm tra nguồn nước, nguồn nguyên liệu đầu vào,…
- Trong quá trình sản xuất cần có các khâu kiểm tra vi sinh vật, tạp của thành phẩm, bán thành phẩm.
Tạp, vi sinh vật xuất hiện trong quá trình sản xuất có thể khiến sản phẩm bị hỏng (thay đổi về mùi, tính chất,…). Nguy hiểm hơn, khi nhiễm tạp, vi sinh vật quá giới hạn không kịp thời phát hiện có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện nay, vi phạm giới hạn nhiễm khuẩn là một vi phạm thường gặp khiến các doanh nghiệp đối mặt với việc sản phẩm bị thu hồi giấy phép đăng kí.
Xem thêm: Các vi phạm thường gặp trong sản xuất mỹ phẩm
2. Một vài nguồn gây nhiễm và cách dự phòng trong đảm bảo vệ sinh sản xuất mỹ phẩm
2.1. Môi trường sản xuất đảm bảo vệ sinh
Kiểm soát môi trường sẽ giúp rủi ro ô nhiễm mỹ phẩm. Dưới đây là một số biện pháp để đảm bảo môi trường sạch:
- Sàn và tường thuộc loại không hấp phụ và chịu được những tác nhân chống vi khuẩn.
- Tường được vệ sinh định kỳ và sàn được lau sau mỗi ngày hoạt động.
- Nước đọng, rác bẩn và các mảnh vụn phải được quét dọn càng sớm càng tốt.
- Rãnh thoát nước là một nguồn tiềm ẩn nhiễm. Do đó, khu vực này cần được đậy kín và vệ sinh thường xuyên
- Không khí trong khu vực sản xuất cần được làm sạch để đảm bảo cấp độ phòng sạch D. Ống dẫn khí phải được vệ sinh thường xuyên và bề mặt trần cũng phải được giữ sạch.
Ngoài ra, nhiễm có thể bắt nguồn từ ngay các dụng cụ vệ sinh như giẻ lau, bàn chải. Do đó cần thay, vệ sinh định kỳ thường xuyên những vật dụng này. Hạn chế tối đa sự di chuyển trong khu sản xuất. Ra vào cần đi đúng chiều theo quy trình, nhất là các khu dễ nhiễm như khu trộn nguyên liệu ướt, đóng gói,…
2.2. Nhà xưởng
Các khu vực trong nhà xưởng như phòng chứa nguyên liệu, phòng thí nghiệm,… cần giữ sạch sẽ, ngăn nắp, vật liệu thừa cần được thu gom và đưa đến nơi thích hợp. Sàn làm bằng vật liệu không thấm nước, không có vết nứt và khe hở. Đặc biệt với khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam vào mùa nồm ẩm nguy cơ nhiễm rất cao. Vậy nên, hệ thống đảm bảo độ ẩm cũng nên được trang bị. Tường phẳng, không thấm nước và dễ lau chùi bề mặt.
2.3. Trang thiết bị
Khi thiết kế và lựa chọn thiết bị, ngoài việc quan tâm năng suất sản lượng, khả năng lây nhiễm cũng là yếu tố quan trọng. Do đó thiết bị cần được thiết kế lắp đặt để dễ vệ sinh. Quá trình vệ sinh không được xem nhẹ trong thiết kế thiết bị. Một trong các điều có thể kể đến như vật liệu làm thiết bị chịu được các phương pháp tẩy rửa thông thường và thường được sử dụng là thép không gỉ.
2.4. Quy trình sản xuất
Quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến nhiễm trong sản xuất mỹ phẩm. Do đó, cần chú ý đến một số yếu tố sau:
- Tẩy rửa sạch bồn chứa trước và sau khi sử dụng.
- Không khí luôn tồn tại vi khuẩn, bào tử, bụi do đó cần có hệ thống đảm bảo giới hạn bụi, vi sinh vật.
- Thiết lập các dây chuyền sản xuất riêng cho các sản phẩm theo quy định, tránh nhiễm chéo.
- Thiết lập các quy trình trộn, đảo, gia nhiệt,… hợp lý để đảm bảo chất lượng về cả hoạt tính và an toàn, đảm bảo vệ sinh.
- Thiết lập chiều ra vào của nhân viên hợp lý để tránh tối đa nhiễm.
Mặc dù, đơn vị có thể đã đảm bảo đầy đủ các yếu tố trên, nhưng sản phẩm vẫn bị nhiễm, có thể do một số nguyên nhân sau đây:
- Thiếu quan tâm, liên hệ giữa người quản lý và nhân viên.
- Giám sát còn lỏng lẻo.
- Tăng năng suất, cắt giảm các khâu để giảm giá thành. Khâu vệ sinh thường rất dễ bị cắt giảm.
- Thay đổi vội vàng công nhân
- Nhập nguyên liệu không qua kiểm định rõ ràng
3. Các quy định về vệ sinh trong sản xuất mỹ phẩm
Theo hướng dẫn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm C-GMP ASEAN, vấn đề vệ sinh trong sản xuất mỹ phẩm được thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây.
Xem chi tiết tại: Hướng dẫn ASEAN C-GMP
Các biện pháp vệ sinh và quy định về vệ sinh để tránh gây tạp nhiễm trong sản xuất. Chúng phải được bảo đảm thực hiện đối nhân viên, nhà xưởng, trang thiết bị/ máy móc, nguyên vật liệu sản xuất và bao bì.
3.1. Nhân viên
- Nhân viên phải có sức khỏe tốt để đảm bảo thực hiện công việc được giao. Cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ cho tất cả nhân viên tham gia vào sản xuất.
- Nhân viên phải thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân.
- Bất kỳ nhân viên nào có biểu hiện ốm đau hay có vết thương hở có khả năng gây ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng sản phẩm đều không được phép xử lý nguyên vật liệu, nguyên liệu đóng gói, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và thành phẩm.
- Cần hướng dẫn và khuyến khích nhân viên báo cáo cho người quản lý trực tiếp của mình những tình trạng (máy móc, trang thiết bị hoặc nhân sự) mà họ cho là có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới sản phẩm.
- Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi các tạp nhiễm. Nhân viên phải mặc quần áo bảo hộ lao động phù hợp với chức năng sản xuất của mình.
- Các hoạt động ăn uống, hút thuốc, nhai kẹo…, đồ ăn, thức uống, thuốc lá và những thứ khác có thể gây tạp nhiễm đều không được phép đưa vào khu vực sản xuất, phòng thí nghiệm, nhà kho và các khu vực khác nơi mà chúng có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho sản phẩm.
- Mọi nhân viên có nhiệm vụ vào khu vực sản xuất đều phải thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và mặc quần áo bảo hộ.
3.2 Nhà xưởng
- Cần có đủ khu vực rửa và vệ sinh được thông khí tốt cho nhân viên, và phải tách biệt với khu sản xuất.
- Cần có khu vực cất giữ quần áo và tài sản của nhân viên với các ngăn có khoá và cần được bố trí ở vị trí thích hợp.
- Chất thải cần được thu gom thường xuyên vào các thùng phế thải để đưa đến điểm thu nhận ngoài khu vực sản xuất.
- Các chất diệt chuột, côn trùng, nấm mốc và các vật liệu vệ sinh không được gây tạp nhiễm cho trang thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu, bao bì đóng gói, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và thành phẩm.
3.3 Trang thiết bị và máy móc
- Trang thiết bị và dụng cụ cần được giữ sạch sẽ.
- Nên sử dụng biện pháp hút bụi hoặc làm vệ sinh ướt. Khí nén và chổi quét phải được sử dụng một cách thận trọng hoặc tránh sử dụng nếu có thể vỡ các biện pháp này làm tăng nguy cơ tạp nhiễm cho sản phẩm.
- Cần thực hiện theo đúng các quy trình thao tác chuẩn trong làm vệ sinh và tẩy trùng các thiết bị máy móc chủ yếu.
Xem thêm: Một số tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm trên thế giới
Để đảm bảo những vấn đề kể trên, đơn vị cần có sự chuẩn bị ngay từ khâu lên ý tưởng, thiết kế nhà xưởng. Các SOP được lên phù hợp với điều kiện, yêu cầu của nhà máy. Mỗi nhà máy có diện tích, quy mô, nhu cầu khác nhau nên việc khéo léo xây dựng các SOP hợp lý với từng trường hợp và đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết sẽ có thể giúp tối ưu chi phí, nâng cao hiệu suất. Quá trình này tốt nhất nên có sự hợp tác của các chuyên gia.
GMP EU là đơn vị cung cấp giải pháp tổng thể về tư vấn thiết kế nhà máy, phòng sạch trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm. Với hơn 5 năm hoạt động trong ngành GMP EU đã hợp tác và hoàn thành nhiều dự án và có kinh nghiệm trong vấn đề đảm bảo vệ sinh nhà máy. Liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết, tối ưu và tận tình nhất !