Băng tải con lăn – Cấu tạo và đặc điểm
Mục Lục
- 1 Băng tải con lăn là gì?
- 2 Cấu tạo băng tải con lăn
- 3 Đặc điểm của băng tải con lăn
Hiện nay băng tải con lăn và băng tải tự hành đang được sử dụng rất phổ biến để vận chuyển hàng hóa, với mục đích nâng cao năng suất làm việc cho người lao động. Vậy băng tải con lăn là gì? Cấu tạo và đặc điểm kỹ thuật ra sao? Hãy cùng Shizu đi vào tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Băng tải con lăn là gì?
Băng tải con lăn là một hệ thống vận chuyển hàng hóa bao gồm các con lăn được kết nối với nhau một cách vững chắc để nâng đỡ, vận chuyển hàng hóa trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện đại. Hệ thống này có thể được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm có tải trọng từ nhẹ đến rất nặng. Đồng thời nó cũng hoạt động tốt trong môi trường bụi bặm hoặc có hóa chất ăn mòn.
Thông thường băng tải con lăn thường dùng để di chuyển các loại hàng hóa có phần đáy bằng phẳng và cứng như: thùng carbon, sản phẩm dạng hình hộp,…
Cấu tạo băng tải con lăn
Băng tải con lăn gồm một hệ thống dẫn động hoàn thiện, đạt chuẩn bao gồm:
- Con lăn: Đây là bộ phận chính có tác dụng truyền động và là thành phần bắt buộc phải có trong hệ thống băng tải con lăn. Tùy thuộc vào loại hàng hóa cần vận chuyển mà sử dụng con lăn có đường kính và số lượng khác nhau. Các vật liệu thường được sử dụng để chế tạo con lăn như: Inox, thép, cao su, nhựa, nhôm,… Dựa vào trọng lượng tối đa của hàng hóa, cũng như yêu cầu về môi trường làm việc (ví dụ như phòng sạch) mà sử dụng vật liệu phù hợp.
- Khung băng tải: có tác dụng nâng đỡ các con lăn trong quá trình vận hành, thường thì bộ phận này sẽ được chế tạo từ thép hoặc inox không gỉ và được thiết kế để có thể dễ dàng tháo lắp hoặc di chuyển.
- Chân đế: tùy thuộc theo mục đích sử dụng cụ thể mà bạn có thể sử dụng chân đế cố định hay di động, trong một số trường hợp đặc biệt chân đế có thể được thiết kế để tháo lắp, xếp gọn và nâng hạ theo yêu cầu.
Đặc điểm của băng tải con lăn
Muốn quá trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn, hệ thống băng tải con lăn cần đảm bảo các đặc điểm kỹ thuật sau:
- Chiều dài của băng tải con lăn sẽ giới hạn trong khoảng từ 1.000 – 20.000mm (tùy theo quãng đường vận chuyển sản phẩm thực tế).
- Chiều cao của băng tải con lăn sẽ nằm trong khoảng từ 400-1.200mm. Đây là mức giới hạn chiều cao phù hợp để người lao động có thể thoải mái thao tác làm việc.
- Chiều rộng của băng tải con lăn sẽ tùy thuộc vào kích thước của hàng hóa cần vận chuyển nhưng thường có giới hạn từ 190 – 2.500mm
- Đường kính của con lăn nằm trong khoảng ø34 – ø 219 (mm)
- Độ dày con lăn nằm trong khoảng từ 1.5 – 10mm
- Khoảng cách giữa 2 con lăn thường có kích thước: 80, 120, 150 hoặc 180 (mm). Tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng thực tế của sản phẩm mà bạn có thể chọn loại con lăn phù hợp.
- Khung cần được làm từ thép sơn tĩnh điện hoặc inox để đảm bảo độ bền cao, chắc chắn và chống rỉ sét, ăn mòn.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản mà Shizu muốn cung cấp để giúp bạn chọn lựa được băng tải con lăn phù hợp với mô hình sản xuất của mình.
Cleanbooth là gì? Cleanbooth hay còn gọi là buồng làm việc sạch, trạm làm việc sạch được đặt trong phòng…
Giới thiệu về Rây Inox Dành Cho Ngành Dược Phẩm Công ty Shizu với niềm đam mê và cam kết…
Dưới đây là thông tin đầy đủ và nhanh chóng về sản phẩm bàn làm việc mặt phẳng của thương…
Trong phòng sạch, kệ inox thường được sử dụng để lưu trữ các vật liệu, dụng cụ và sản phẩm…
Một phòng thí nghiệm chuyên nghiệp không thể thiếu các thiết bị và vật liệu phù hợp để đảm bảo…
Trong ngành dược phẩm, việc duy trì môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn là rất quan trọng…
Bồn ngâm dược liệu là một thiết bị quan trọng trong quá trình chiết xuất và sử dụng dược liệu…
Trong ngành công nghiệp dược phẩm, việc lưu trữ và quản lý các thành phẩm, nguyên liệu, và hóa chất…
Thời gian gần đây, các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều do sự phát triển của khoa học…