Phòng sạch thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như dược phẩm, điện tử và sản xuất thiết bị y tế, nơi cần môi trường sạch để sản xuất các sản phẩm nhạy cảm với ô nhiễm. Bảo dưỡng phòng sạch là một quá trình quan trọng để duy trì môi trường sạch và ngăn ngừa ô nhiễm. Vậy bảo dưỡng phòng sạch cần thực hiện những công tác gì? Những dấu hiệu nhận biết phòng sạch cần được bảo trì, vệ sinh. Cùng theo dõi nội dung sau của KYODO.
Toc
I. Bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch là gì?
Bảo dưỡng và vệ sinh phòng sạch là những công tác quan trọng cần thực hiện. Điều này giúp cải thiện và duy trì môi trường sạch và hạn chế các khả năng nhiễm bẩn không đáng có. Bảo dưỡng phòng sạch thường bao gồm các hoạt động như:
- Vệ sinh phòng sạch, công tác này cần thực hiện thường xuyên hoặc tổng vệ sinh định kỳ. Sử dụng máy hút bụi, hóa chất tẩy rửa chuyên dụng.
- Kiểm tra các chỉ số của phòng sạch (độ sạch, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, …) phát hiện bất thường và khắc phục.
- Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, hệ thống cơ điện, hệ thống phụ trợ phục vụ vận hành phòng sạch.
- Kiểm tra, vệ sinh, thay thế, làm mới các trang thiết bị, vật tư liên quan phục vụ trong phòng sạch (bộ lọc, quạt gió, đèn, bụi bẩn, sàn, …)
II. Bảo trì bảo dưỡng vệ sinh phòng sạch có tác dụng gì?
1. Phòng ngừa các rủi ro, nâng cao chất lượng và tối ưu lợi nhuận
Khi dùng đến phòng sạch, là khi chúng ta cần đảm bảo một môi trường tiêu chuẩn phục vụ cho các công việc sản xuất nghiên cứu. Phòng sạch không được bảo dưỡng, vệ sinh thường xuyên dẫn đến không thể phát hiện kịp thời các thiếu sót, sơ hở để khắc phục. Phòng sạch mất đi tác dụng gây ảnh hưởng đến các hoạt động nêu trên.
Bảo dưỡng và vệ sinh thường xuyên giúp các hoạt động sản xuất và nghiên cứu trong phòng sạch diễn ra một các trơn tru. Tránh các tình trạng nhiễm chéo, nhiễm khuẩn, hư hỏng các hệ thống gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và sản phẩm, giúp tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Kéo dài thời gian sử dụng
Việc bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch thường xuyên làm giảm các ảnh hưởng tiêu cực từ quá trình sử dụng đến phòng sạch. Từ đó, nâng cao tuổi thọ, kéo dài chu kì sử dụng phòng sạch. Ví dụ: Sàn phòng sạch được kiểm tra và vệ sinh, khắc phục ảnh hưởng thường xuyên sẽ hạn chế sự xuống cấp.
3. Tiết kiệm thời gian
Mọi trạng thái của phòng sạch được theo dõi và giám sát nhờ quá trình bảo dưỡng và vệ sinh thường xuyên. Giúp người quản lý luôn nhận diện được các nguy cơ tồn tại trong hệ thống của họ. Vì vậy, việc tìm kiếm, phản ứng và ứng phó đầy đủ với các sự cố đã được chuẩn bị từ trước. Việc này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian chuẩn bị và khắc phục các sự cố.
4. Tối ưu hóa chi phí
Đa phần các thiết bị, máy móc, vật tư trong phòng sạch và các hệ thống (HVAC, PCCC, MCE) đều có giá thành cao. Việc thay mới các thiết bị này rất tốn kém và cần thời gian chuẩn bị. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của phòng sạch, và ảnh hưởng đến chi phí vận hành. Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì và vệ sinh phòng sạch sẽ đảm bảo sự hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ của máy móc và tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
III. Các dấu hiệu nhận biết cần bảo dưỡng và vệ sinh phòng sạch
Phòng sạch được thiết kế và xây dựng theo từng loại tiêu chuẩn được phân loại. Phục vụ cho từng công tác nghiên cứu, sản xuất trong từng lĩnh vực khác nhau. Phòng sạch khó có thể đánh giá chủ quan bằng mắt thường hay những cảm quan của chúng ta. Vì vậy, hoạt động kiểm tra, đánh giá, bảo dưỡng và vệ sinh phòng sạch thường xuyên là rất cần thiết.
Dấu hiệu nhận biết phòng sạch cần được vệ sinh, bảo dưỡng
Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết phòng sạch cần được bảo dưỡng, có thể kể đến như sau:
- Nhiệt độ phòng không ổn định
- Độ ẩm không khí cao (Được đo bằng nhiệt ẩm kế có bố trí)
- Áp suất không đảm bảo (Được đo bằng đồng hồ chênh áp có bố trí)
- Hệ thống đèn chiếu sáng
- Bụi bẩn xuất hiện trong không khí (khi có thể thấy được)
- Trộn lẫn mùi
- Tắc nghẽn thông gió, bộ lọc dẫn đến lưu thông không khí bị trì trệ
- …
Những dấu hiệu trên xảy ra khi một trong số các hệ thống cấu thành phòng sạch tương quan gặp vấn đề. Ví dụ như: Bộ lọc hiệu suất cao đã quá cũ, quá chu kì sử dụng cần được vệ sinh hoặc thay thế làm cho lượng không khí đưa vào không đủ, dẫn đến áp suất không đủ; Nhiệt độ phòng không ổn định do hệ thống giải nhiệt có vấn đề, … Các hệ thống và thiết bị cần được kiểm tra thường xuyên. Hoặc được vệ sinh và thay thế theo khuyến cáo của nhà cung cấp, lắp đặt. Ngoài ra, tùy thuộc theo từng đặc thù của môi trường sản xuất mà các hệ thống hoặc thiết bị này còn bị ảnh hưởng theo các mức độ khác nhau.
Bảo dưỡng, bảo trì thiết bị, vật tư
- Panel phòng sạch: Có thể bị cong, vênh, hở ngàm liên kết, nấm mốc, … cần được tu sửa hoặc thay thế
- Hệ thống điện và chiếu sáng: Có thể bị cháy, hỏng hoặc cường độ sáng yếu, ánh sáng không đều… cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế.
- Hệ thống lọc khí: thường xuyên kiểm tra tấm lọc HEPA, nếu bộ lọc xuống cấp thì tiến hành thay thế theo khuyến nghị của hãng.
- Hệ thống sàn: Sàn dễ bị ảnh hưởng bởi quá trình sử dụng, như cọ xát, hóa chất, chịu tải quá lớn, cần kiểm tra và tu bổ kịp thời khi có vấn đề. Bên cạnh đó, vệ sinh các phần bề mặt tiếp xúc để tránh các hạt bụi hay vi khuẩn có thể trú ngụ và phát triển.
- Các hệ thống khác như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy… dù ít khi được sử dụng nhưng cũng cần kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ để có thể sử dụng khi có sự cố.
Xem thêm: Lắp đặt và bảo dưỡng, thay thế lọc HEPA
Vệ sinh phòng sạch thường xuyên
Các cơ sở sử dụng phòng sạch cần tiến hành vệ sinh phòng sạch hằng ngày và vệ sinh phòng sạch hằng tuần. Trước khi bắt đầu và kết thúc ca làm hoặc mỗi cuối tuần, cần tiến hành các công tác vệ sinh như:
- Lau sàn, lau các bề mặt tiếp xúc dễ bám bụi, bám bẩn
- Hút bụi, tại các góc hẹp, kẽ hở
- Lau khô, làm sạch
- Quét sạch rác
- Loại bỏ tất cả các dụng cụ, sản phẩm dư thừa khỏi môi trường phòng sạch
- Vệ sinh thiết bị, dụng cụ được sử dụng trong phòng sạch
- …
Ngoài vệ sinh định kỳ, vệ sinh phòng sạch khi cần thiết khi có thể thực hiện được cũng là một cách dữ gìn và phát huy hiệu suất cho phòng sạch.
Bên cạnh các công tác vệ sinh nêu trên, việc đào tạo, hướng dẫn, kèm theo các quy định bài bản cho toàn thể công nhân viên bên trong cơ sở cũng cần được chú trọng. Việc ý thức bảo vệ và duy trì môi trường phòng sạch cần được nâng cao và phổ biến, từ đó tạo nên được môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và chất lượng.
Các vấn để liên quan khác
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và cản trở đến quá trình làm sạch. Khi tất cả các dấu hiệu và biện pháp không hỗ trợ và dẫn bạn đến một điều kiện phòng sạch lý tưởng thì hãy xem xét đến các hướng khác như:
- Bố trí phòng sạch, khu vực sạch
- Phân cấp phòng sạch, chênh áp
- Lưu lượng gió, số lần trao đổi không khí
- Nhân viên, con người
- Mở rộng phòng sạch, thay đổi cấp sạch
- Lắp đặt, bố trí thiết bị, vật tư
Quý vị đang tìm kiếm đơn vị thi công, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống phòng sạch uy tín cho cơ sở phòng sạch của mình? Hãy liên hệ với KYODO để được giúp đỡ.