Chiến lược phát triển nhà máy EU-GMP của Imexpharm
Toc
Trong ngành Dược phẩm Việt Nam, Imexpharm đã là một cái tên không còn xa lạ. Các sản phẩm của Imexpharm đã có mặt trên kệ thuốc khắp các bệnh viện và nhà thuốc bên ngoài. Để có được thành công như vậy doanh nghiệp đã có những chiến lược đúng đắn, phù hợp với thời đại. Chiến lược đó là gì và mang lại hiệu quả ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
1. Đôi nét về Imexpharm
Imexpharm được thành lập năm 1977. Sau hơn 45 năm, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế nước nhà, Imexpharm đã có những bước đi vững vàng và hưng thịnh như ngày hôm nay.
Ngay từ đầu, Imexpharm đã có khát vọng phát triển ngành Dược Việt Nam với những sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý để thay thế thuốc nhập khẩu. Vậy nên, doanh nghiệp đã đầu tư rất mạnh vào hệ thống nhà máy sản xuất. Hiện nay Imexpharm là công ty có nhiều dây chuyền sản xuất đạt EU-GMP nhất cả nước.
2. EU-GMP là gì? Những lợi thế khi nhà máy đạt chứng nhận này
2.1. Tìm hiểu về EU-GMP
GMP là tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hành tốt sản xuất dược phẩm. Thông thường, mỗi nước sẽ áp dụng một hướng dẫn riêng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của quốc gia đó. EU-GMP là tiêu chuẩn, hướng dẫn GMP của châu Âu. Đây là bộ tiêu chuẩn bắt buộc ở châu Âu. Nhiều nhà máy trên thế giới cũng áp dụng hướng dẫn này để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Chứng nhận GMP do cơ quan quản lý Dược châu Âu (EMA) cấp thông qua các nước thành viên được ủy quyền. Sau khi kiểm tra, đánh giá nếu đạt yêu cầu thì cơ sở sẽ được cấp chứng nhận. Thời hạn chứng nhận tùy điều kiện nhưng thường sẽ có hiệu lực trong ba năm kể từ ngày cấp. Sau khi hết hạn, cần có đợt đánh giá thẩm định lại để được cấp mới chứng nhận.
Xem thêm: Quy trình nhận chứng nhận EU-GMP
2.2. Lợi ích EU-GMP mang lại
EU-GMP là tiêu chuẩn có yêu cầu chặt chẽ về ứng dụng khoa học công nghệ mới. Vậy nên, khi nhà máy thực hiện theo hướng dẫn này thì sẽ có hiệu suất, chất lượng sản phẩm tốt hơn và giá thành hợp lý.
Đây là tiêu chuẩn được đánh giá cao ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và cũng là chìa khóa để các doanh nghiệp mở cánh cửa biên giới, đưa sản sản phẩm của mình ra bên ngoài. Đặc biệt, nếu muốn tiến vào thị trường châu Âu, đây là điều kiện bắt buộc.
Tại Việt Nam, EU-GMP là điều kiện cần để dự thầu thuốc nhóm 1, 2 của gói thầu generic. Do đó, là cơ hội để doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình vào bệnh viện – chiếm thị phần lớn trong thị trường dược phẩm. Đồng thời tại đấu thầu thuốc nhóm 1, 2 các cơ sở sản xuất tại Việt Nam sẽ cạnh tranh trực tiếp với các hãng dược phẩm nước ngoài.
Hiện nay, đã có những chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP hay các tiêu chuẩn tương đương tại Việt Nam sẽ được ưu tiên hơn các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó tăng cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp dược Việt Nam.
Xem thêm: Tìm hiểu về EU-GMP và PICs-GMP
3. Chiến lược phát triển nhà máy EU-GMP của Imexpharm
3.1. Chiến lược nào giúp Imexpharm luôn đứng vững trong thị trường Dược phẩm ?
Theo báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2023, Imexpharm đạt doanh thu xấp xỉ 1.400 tỷ đồng, tăng trưởng gần 30% so với cùng kỳ. Tổng lãi sau thuế của Imexpharm là 227 tỷ đồng, tăng gần 50%. Đây là mức lãi kỷ lục được ghi nhận tại Imexpharm.
Đại diện doanh nghiệp cho biết thành công này là do lợi thế vàng là các nhà máy đạt EU-GMP. Ngay từ đầu, Imexpharm đã có chiến lược đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Trước khi nhà máy đầu tiên được công nhận đạt chuẩn EU-GMP vào năm 2016, Imexpharm đã luôn chú trọng và đưa những công nghệ mới của châu Âu vào vận hành. Sau đó từng bước, đầu tư phát triển các nhà máy EU-GMP. Và đến nay Imexpharm trở thành doanh nghiệp sở hữu nhiều nhà máy đạt EU-GMP nhất Việt Nam với 4 nhà máy và 11 dây chuyền sản xuất có chứng nhận EU-GMP.
Thực tế đã chứng minh, Imexpharm đã có tầm nhìn, chiến lược đúng đắn và bền vững. Vào năm 2022, Imexpharm hoàn thành đợt đánh giá của nhà máy IMP4 (sản xuất thuốc bột đông khô pha tiêm). Điều này giúp doanh nghiệp có thêm một nhà máy đạt EU-GMP. Từ đó tạo nên sức bật mạnh mẽ cho cung ứng vào kênh ETC. Trước đó, theo báo cáo của IQVIA, năm 2022 là năm Imexpharm có những bước thăng hạng ấn tượng khi xếp vị trí thứ 11 trong Top 20 công ty dẫn đầu thị trường. Tăng trưởng kênh OTC của doanh nghiệp lên đến 23% và kênh ETC đạt 26%.
Vậy nên, việc tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm đã giúp Imexpharm có những bước đi vững vàng trong thị trường dược. Sắp tới, trong những năm tiếp theo, Imexpharm không chỉ phát triển thị trường Việt Nam mà còn mở đường cho thị trường nước ngoài.
Xem thêm: Dược Hậu Giang – Ông lớn trong ngành Dược phẩm
3.2. Chiến lược trong giai đoạn từ năm 2023-2027
Theo báo cáo thường niên 2022, Imexpharm có mục tiêu đến năm 2027 đạt doanh thu thuần 3.200 tỷ đồng với lợi nhuận 640 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp có chiến lược như thế nào?
Từ tháng 9/2022, Imexpharm đã có 7 sản phẩm được phép xuất khẩu vào châu Âu. Vậy nên, trong thời gian tới, Imexpharm sẽ ưu tiên marketing và tiếp thị mở rộng thị trường. Đặc biệt tập trung vào các nhà máy EU-GMP và các sản phẩm đã có “visa” tiến vào châu Âu.
Đồng thời, Imexpharm đầu tư, xây dựng nhà máy mới tại khu công nghiệp Quang Khánh – Đồng Tháp với tổng vốn đầu tư đến 2027 lên đến 1420 tỷ đồng. Với nhà máy này, doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm. Từ đó, có những bước tiến sâu hơn trong thị trường Dược phẩm nước nhà.
Bên cạnh đó, Imexpharm cũng luôn tập trung vào những giá trị cốt lõi khác như xây dựng môi trường và văn hóa làm việc. Từ đó, phát triển con người, phát triển toàn diện con người, phát triển nghề nghiệp bền vững tại Imexpharm. Và sau cùng hướng đến mục đích phát triển doanh nghiệp bền vững, mang đến giá trị cho cộng đồng.
GMP EU là đơn vị cung cấp giải pháp tổng thể về tư vấn thiết kế nhà máy, phòng sạch trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, y tế,… Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành GMP EU hân hạnh đồng hành cùng quý doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm chất lượng !
Tham khảo:
Báo cáo tài chính năm 2022 Imexpharm