GMP thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Toc
Thực phẩm chức năng hay còn gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, có lợi cho một vài hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm các nguy cơ mắc bệnh hơn so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Vậy GMP thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe) được áp dụng như thế nào.
Mục Lục Bài Viết
1. GMP áp dụng thực phẩm chức năng (Thực phẩm bảo vệ sức khỏe) được hiểu như thế nào?
GMP (Good Manufacturing Practice) có nghĩa là thực hành sản xuất tốt
GMP – Thực hành sản xuất tốt là những tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho quá trình sản xuất.
Bao gồm: Các nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất, áp dụng cho cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm,… Đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, an toàn.
GMP là một phần trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 220000.
Xem thêm: Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần lưu ý gì ?
1.1 Các yếu tố quan trọng trong GMP:
Con người
Thiết bị, máy móc
Yếu tố con người, thiết bị máy móc trong GMP
Thao tác môi trường ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất
Các vấn đề khiếu nại của khách hàng
Thu hồi các sản phẩm sai lỗi
Các yêu cầu của GMP có tính chất mở rộng, tổng quát. Các nhà sản xuấ có thể quyết định về số quy định, tiêu chuẩn, thủ tục, hướng dẫn công việc sao cho đáp ứng được các yêu cầu cần thiết.
Phù hợp với loại hình, các lĩnh vực sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Vì vậy các thủ tục của GMP sẽ khác nhau.
1.2 Lợi ích:
GMP mang lại phương thức quản lý chất lượng khoa học, hệ thống đầy đủ, giảm sự cố và rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.
Xem thêm: Tư vấn GMP HS cho nhà máy sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe
2. GMP thực phẩm chức năng
2.1 Giới thiệu về thực phẩm chức năng:
GMP thực phẩm chức năng được xem là hệ thống quản lý chất lượng bao gồm:
Các hệ thống quản lý, đảm bảo chất lượng từ các khâu kỹ thuật
Tính minh bạch và sự chính xác của kết quả kiểm nghiệm
Phạm vi đăng ký: Trang thiết bị, nhân sự, cơ sở vật chất và phương pháp kiểm nghiệm
2.2 Giới thiệu về GMP thực phẩm chức năng:
GMP Là công cụ giúp sàng lọc, loại bỏ những cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng không đủ điều kiện, giảm tối đa số lượng hàng giả, hàng lậu và những mặt hàng kém chất lượng.
Từ đó, xây dựng ngành thực phẩm chức năng thành một trong những ngành kinh tế và y tế, phát triển bền vững và làm lành mạnh hơn vì sức khỏe của người tiêu dùng.
3. Các yêu cầu về tiêu chuẩn GMP trong sản xuất thực phẩm chức năng
3.1 Nhân sự
Đánh giá theo các chuẩn mực cụ thể, trình độ, năng lực, sức khỏe của đội ngũ nhân viên. Đặc biệt là các công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của người lao động để đảm bảo hiệu quả năng suất làm việc, đảm bảo không làm lây nhiễm vào các sản phẩm, dây chuyền sản xuất.
Đội ngũ nhân viên phải được đào tạo, huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, các kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm đảm bảo tuân thủ thực hiện đúng, đủ.
3.2 Hệ thống nhà xưởng, máy móc và trang thiết bị
Nhà xưởng và các thiết bị máy móc, trang thiết bị phục vụ việc sản xuất thực phẩm chức năng phải được thiết kế, lắp đặt tại các vị trí phù hợp.
Các khu vực của nhà xưởng phải được phân chia tách biệt và hơp lý để đảm bảo không gây lẫn lộn giữa sản phẩm và thành phẩm với sản phẩm bán ra, nguyên liệu.
Giữa bao bì, phế liệu, hóa chất với sản phẩm cũng như giúp cho việc kiểm soát chất lượng thành phẩm bán được và chính xác
3.3 Điều kiện vệ sinh môi trường, nhà xưởng phải được kiểm soát
Hệ thống nước được sử dụng trong sản xuất, nước thải sau sản xuất, các chế phẩm phụ phẩm phải được xử lý theo các quy trình nghiêm ngặt
Vệ sinh môi trường xung quanh, trong khu xưởng sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định.
Xem thêm: Tư vấn GMP HS cho nhà máy sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe
3.4 Quy trình chế biến
Từng bước cụ thể của quy trình chế biến phải được quy định rõ ràng, cụ thể chi tiết.
Các giai đoạn kiểm tra, kiểm định, giám sát được tiến hành nhằm đảm bảo sự thực hiện chính xác các quy trình đã đề ra.
3.5 Quá trình bảo quản và phân phối
Các tác nhân hóa lý ( nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, ánh sáng,…), các tác nhân vi sinh, hóa sinh,… có thể làm thay đổi chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất đến tay người tiêu dùng cần được kiểm soát chặt chẽ.
GMP yêu cầu đảm bảo chất lượng của tất cả các yếu tố cơ sở vật chất cơ bản cần có để sản xuất các sản phẩm dược phẩm, hóa mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày nay, việc áp dụng GMP cho thực phẩm chức năng (Thực phẩm bảo vệ sức khỏe) đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doang nghiệp định hướng được chiến lược phát triển, khẳng định chất lượng sản phẩm và có thể tạo niềm tin đối với các khách hàng của mình.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Cùng đón xem các bài viết cập nhật về GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên trang của INTECH Group.
.