Phương pháp đo và đánh giá chất lượng quần áo ESD theo chuẩn ANSI/ESD S20.20
Mục Lục
- 1 Mục tiêu
- 2 Các thiết bị sử dụng
- 3 Phương pháp kiểm tra chi tiết
Quần áo phòng sạch chống tĩnh điện là trang thiết bị bảo hộ lao động không thể thiếu trong phòng sạch, bởi nó giúp bảo vệ an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc trong môi trường bị tích điện. Vậy làm sao để biết được quần áo chống tĩnh điện có đạt tiêu chuẩn hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này để biết được cách đo và đánh giá chất lượng quần áo chống tĩnh điện theo tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20.
Mục tiêu
Chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra điện trở tĩnh điện trên quần áo bao gồm:
- Các nguyên vật liệu dẫn điện
- Nguyên vật liệu truyền dẫn tĩnh điện được sử dụng trong may, thiết kế trang phục, quần áo chống tĩnh điện.
Các thiết bị sử dụng
- Máy đo điện trở bề mặt: có độ sai số thấp <5%, dải đo từ 1.0×103 Ohms – 1.0×1012 Ohms. Trường hợp này chúng tôi sẽ sử dụng máy đo điện trở bê mặt TREK 152: Thiết bị đo điện trở Trek 152-1 – ESD E-Commerce.
- Điện cực hình trụ: số lượng 2, khối lượng 2.27 kg, đường kính 63.5mm
- Tấm cách điện: Điện trở >1.0 x 1013.
Phương pháp kiểm tra chi tiết
Nhiệt độ, độ ẩm yêu cầu
Lưu ý: Nên kiểm tra trong điều kiện môi trường xấu nhất của nhà máy
- Độ ẩm: 12 ± 3%
- Nhiệt độ: 23 ±3°C
Sản phẩm cần kiểm tra phải được đặt trong môi trường kiểm tra tối thiểu là 48 giờ trước khi tiến hành kiểm tra.
Nhiệt độ, độ ẩm thông thường:
- Độ ẩm: 50 ± 5%
- Nhiệt độ: 23 ±3°C
Sản phẩm cần kiểm tra phải được đặt trong môi trường kiểm tra tối thiểu là 48 giờ trước khi tiến hành kiểm tra.
Chuẩn bị mẫu kiểm tra:
Chuẩn bị một bộ quần áo chống tĩnh điện, đúng theo quy định phải được giặt sạch tối thiểu 3 lần trước khi kiểm tra.
Kiểm soát tĩnh điện trên quần áo – Đo điện trở point-to-point của quần áo (Rpp)
- Điều kiện nhiệt độ: Môi trường độ ẩm thấp và môi trường độ ẩm thông thường.
- Vật mẫu đặt trên bề mặt cách điện > 1.0×1013 Ohms/square.
- Tấm lót cách điện đặt bên trong áo. Đảm bảo lúc di chuyển điện cực hình trụ phải luôn nằm bên trên tấm lót.
- Lựa chọn thang đo 10V với sản phẩm có điện trở <1.0×10^6 Ohm. Đọc giá trị đo sau 5 giây
- Lựa chọn thang đo 100V với sản phẩm có điện trở ≥ 1.0×10^6 Ohm. Đọc giá trị đo sau 15 giây
- Thay đổi vị trí đo lần lượt các điểm trên cổ tay áo và tà áo…
Hình 1: Đo điện trở của các điểm trên áo với quả nặng.
Theo tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20, ngoài phương pháp đo point to point như trên, chúng ta còn có phương pháp đo point to ground.
Phương pháp đo point to ground tức là đo điểm nối đất trên quần áo đến điểm nối đất chung. Nhưng vì điều kiện ứng dụng thực tế tại việt nam hiện nay, hầu hết các loại quần áo có điểm nối đất không được sử dụng nhiều. Do đó nếu các bạn có vấn đề hay thắc mắc về loại quần áo có điểm nối đất. Hãy bình luận bên dưới.
Trên đây là phương pháp để đo đạt và đánh giá quần áo phòng sạch chống tĩnh điện đạt tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20, để mua được trang thiết bị bảo hộ trong phòng sạch như: quần áo phòng sạch, giày phòng sạch chống tĩnh điện, thảm chống tĩnh điện, găng tay chống tĩnh điện,…bạn hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn viên của Shizu Co.,Ltd, chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và đạt chuẩn chống tĩnh điện.
Cleanbooth là gì? Cleanbooth hay còn gọi là buồng làm việc sạch, trạm làm việc sạch được đặt trong phòng…
Giới thiệu về Rây Inox Dành Cho Ngành Dược Phẩm Công ty Shizu với niềm đam mê và cam kết…
Dưới đây là thông tin đầy đủ và nhanh chóng về sản phẩm bàn làm việc mặt phẳng của thương…
Trong phòng sạch, kệ inox thường được sử dụng để lưu trữ các vật liệu, dụng cụ và sản phẩm…
Một phòng thí nghiệm chuyên nghiệp không thể thiếu các thiết bị và vật liệu phù hợp để đảm bảo…
Trong ngành dược phẩm, việc duy trì môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn là rất quan trọng…
Bồn ngâm dược liệu là một thiết bị quan trọng trong quá trình chiết xuất và sử dụng dược liệu…
Trong ngành công nghiệp dược phẩm, việc lưu trữ và quản lý các thành phẩm, nguyên liệu, và hóa chất…
Thời gian gần đây, các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều do sự phát triển của khoa học…