Quần áo phòng sạch, đồ bảo hộ trong môi trường phòng sạch
Quần áo phòng sạch, vai trò của đồ bảo hộ trong phòng sạch
Mọi yếu tố phòng sạch phải được kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn việc vô tình mang theo các vật chất gây ô nhiễm vào hoặc ra khỏi môi trường phòng sạch. Đồ bảo hộ trong phòng sạch được thiết kế để đảm bảo điều đó, tránh khỏi yếu tố con người khi di làm việc và chuyển giữa các môi trường khác nhau.
Phòng sạch là gì? Tìm hiểu về phòng sạch.
Quần áo bảo hộ trong phòng sạch không chỉ quan trọng trong việc kiểm soát và bảo vệ, chống ô nhiễm cho môi trường phòng sạch. Đồ bảo hộ còn dùng để bảo vệ con người khi làm việc trong môi trường này, tránh khỏi các chất lỏng hoặc hạt độc hại trong môi trường sản xuất công nghiệp, phòng thí nghiệm, phòng mổ, … nơi mà môi trường làm việc chứa các yếu tố gây hại cao.
Quần áo bảo hộ là yếu tố cần được cân nhắc khi thiết lập môi trường phòng sạch.
Các loại quần áo bảo hộ lao động trong môi trường phòng sạch
Mỗi tiêu chuẩn phòng sạch (Tiêu chuẩn ISO) đều có một danh sách khuyến nghị hay tần suất thay quần áo riêng biệt.
Ví dụ: Với tiêu chuẩn ISO-8 bao gồm: Mũ trùm đầu, khẩu trang, áo yếm, găng tay, bao giày được thay ít nhất 2 lần mỗi tuần. Cần lưu ý khi lựa chọn sử dụng quần áo theo từng loại phòng sạch.
Quần áo có khả năng tạo ra tĩnh điện thấp hơn rất quan trọng trong môi trường sản xuất bán dẫn.
Các vật liệu phổ biến bao gồm:
– Polypropylene PP một lớp: Một loại Polymer nhiệt dẻo được sử dụng kết hợp với các vật liệu khác trong hầu hết các loại quần áo dùng một lần. Với chi phí thấp và có thể chế tạo ra nhiều loại với độ dày và trọng lượng khác nhau.
– SMS: Với 3 lớp PP: 2 lớp PP được kéo thành sợi nhẹ và thoáng khí, 1 lớp PP thổi nóng chảy ở giữa. Vật liệu này bền, thoáng khí và chống va đập.
– Microporous được làm bằng PP được ép cách nhiệt với một lớp polyetylen, lớp này cung cấp một lớp chắn tốt nhưng lại có khả năng thoáng khí kém. Chất liệu này cực kỳ bền và sạch, thường được sử dụng trong môi trường phòng phẫu thuật, phòng mổ.
Ngoài ra, quần áo có sự phù hợp với người sử dụng cũng rất quan trọng. Quần áo không nên quá chật và gò bó, ảnh hưởng tới khả năng cử động. Quá lớn hoặc vừa khít với nhau cũng có thể tạo ra những khoảng trống mà da hoặc tóc có thể lọt qua.
Kết luận: Các yếu tố cần cần nhắc liên quan đến quần áo bảo hộ trong phòng sạch: Tần suất thay áo quần, vật liệu chế tạo, quẩn áo tái sử dụng hay dùng một lần, theo chi phí và cấp độ sạch. Hãy đảm bảo rằng các con đường gây ô nhiễm tiềm ẩn khác nhau không ảnh hưởng đến việc vận hành và an toàn trong môi trường phòng sạch.
Hãy đảm bảo 2 chức năng chính của quần áo bảo hộ: Bảo vệ người lao động và phòng ngừa gây ô nhiễm cho phòng sạch.