Phòng sạch TST

Tổng thầu xây dựng và cơ điện

  • Trang chủ
  • Dịch vụ
  • Dự án
  • Tin tức
    • Tin tức công ty
    • Tin tức khác
  • Kiến thức
Trang chủ / Tin tức / Trình bày bản vẽ Revit/AutoCad và các ký hiệu

Trình bày bản vẽ Revit/AutoCad và các ký hiệu

1. Tài liệu ký hiệu bản vẽ

Với việc sử dụng phương pháp truyền thống thì sản phẩm cần thiết phải đưa ra là các bản vẽ thi công và có thể hỗ trợ các công việc của bộ phận QS, QA. BIM model có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng ra công trường thi công thì thứ cầm trên tay phải là là bản vẽ.

Toc

  • 1. 1. Tài liệu ký hiệu bản vẽ
  • 2. 2. Ký hiệu trên các bản vẽ AutoCad, Revit
    • 2.1. Ký hiệu cơ bản
    • 2.2. Tag, Note và Dimension
    • 2.3. Một số ký hiệu viết tắt của hệ thống ống gió
    • 2.4. Một số ký hiệu viết tắt của hệ thống ống nước/thoát nước
    • 2.5. Một số ký hiệu và viết tắt thiết bị trong hệ thống điện

các ký hiệu SAD RAG BOD EAD trong bản vẽcác ký hiệu SAD RAG BOD EAD trong bản vẽ

Khi bản vẽ đưa ra để tiến hành thi công thì cần phải được kiểm tra kỹ càng. Các bản vẽ shopdrawing bằng AutoCAD trước đây được dùng nhiều và phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực xây dựng. Giờ đây, chúng ta có thể dùng hoặc kết hợp nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau cho việc kiểm tra và sửa các lỗi như Sketchup, Revit, Autodesk BIM 360, 3D Rhino, V-Ray,…

Nhưng nhìn chung, chúng ta vẫn phải có sự thống nhất về việc ký hiệu và trình bày bản vẽ cho dù sử dụng bất cứ công cụ hỗ trợ nào.

Trên các bản vẽ cần phải thể hiện đầy đủ thông tin để người xem có thể hiểu và từ đó chỉnh sửa nếu có hoặc tiến hành thi công.

2. Ký hiệu trên các bản vẽ AutoCad, Revit

Ký hiệu cơ bản

Hệ thống MEP sẽ được phát hành thành nhiều bản vẽ khác nhau để phục vụ cho việc thi công. Về cơ bản có các bộ bản vẽ như:

+ Mechanical: gồm ít nhất 2 bản vẽ – bản vẽ ống gió và ống nước.

+ Electrical: gồm ít nhất 3 bản vẽ – hệ thống phân phối, hệ thống chiếu sáng và hệ thống điện nhẹ

+ Plumbing: gồm ít nhất 2 bộ bản vẽ riêng biệt – hệ thống cấp nước và thoát nước.

+ Fire Fighting: gồm 1 bộ bản vẽ – hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

Mỗi một bộ bản vẽ sẽ bao gồm rất nhiều loại bản vẽ trong đó, một số ví dụ cơ bản:

+ Bản vẽ legend & symbol: chú thích các ký hiệu và chữ viết tắt trong bản vẽ.

+ Schematic: mô tả hoạt động của hệ thống.

+ Schedule: danh sách thiết bị chính.

+ Plan layout: bản vẽ mặt bằng.

+ Section/elevation: ở vị trí khó hình dung trên mặt bằng, sẽ được vẽ bằng các mặt cắt, mặt đứng để mô tả rõ hơn.

+ 3D/isometric: một số trường hợp quá phức tạp, sẽ được thể hiện bản vẽ dưới dạng 3D để dễ dàng nắm bắt hơn.

+ Detail: bản vẽ mô tả chi tiết cách thi công, lắp đặt các thiết bị.

Tất cả các bản vẽ đều được thể hiện trong khung tên chứa đựng những thông tin cơ bản như:

  • Tên công trình, chủ đầu tư và các bên liên quan tham gia thiết kế, thi công.
  • Tên những người tham gia chính trong dự án.
  • Tên của bản vẽ, tỉ lệ bản vẽ, ngày tháng và mục đích phát hành bản vẽ.

Nếu sử dụng AutoCAD có thể trình bày bản vẽ, khung tên trên layout hoặc cũng có thể trình bày trực tiếp trên model. Nhưng đối với Revit, phải sử dụng đúng thứ tự trên project browser:

+ Mục Views: chứa tất cả các khung viewport làm việc, bao gồm mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng và 3D.

+ Mục sheet là nơi để đưa các khung viewport vào khung tên và in ấn.

Các mục còn lại chứa tất cả các đối tượng trong file revit: các family, group, assembly và các file được link từ bên ngoài tới.

Tag, Note và Dimension

Các thao tác tag, note và dim không quá khó khăn, tuy nhiên cũng không hề đơn giản. Làm Document phải biết nơi cần tag, note các thông tin đầy đủ để người xem có thể hiểu và sử dụng bản vẽ.

ký hiệu bản vẽ Autocad

Bản vẽ giúp gười xem có thể biết được đường ống này có kích thước bao nhiêu, thiết bị này tên gì, miệng gió loại gì và lưu lượng gió bao nhiêu… . Những thông tin cơ bản trên đã giúp người xem nắm bắt được thêm rất nhiều về bản vẽ, có thể kiểm tra thiết kế đúng hay sai, chỉnh sửa, …

Nhưng dù vậy thì bản vẽ phía trên vẫn chưa thể đưa ra để phục vụ thi công. Bản vẽ cần có thêm ít nhất những thông tin chính xác về vị trí của thiết bị, đường ống cũng như cao độ của nó. Ví dụ như bản vẽ bên dưới:

Bản vẽ hoàn chỉnh

Tuy vậy, số lượng các thông tin này ở một số bản vẽ yêu cầu rất nhiều và chi tiết nên Drafter cần phải biết cách sắp xếp chúng hợp lý và bài bản. Tránh sắp xếp bừa bãi gây thêm rối loạn và khó khăn khi đọc bản vẽ. Về cơ bản, có thể hiểu việc làm document chính là thêm những thông tin vào bản vẽ. Ứng với từng loại bản vẽ mà công việc làm document sẽ khác nhau. Tùy theo chức năng của bản vẽ được sử dụng vào từng mục đích khác nhau.

các ký hiệu SAD RAG BOD EAD trong bản vẽ revit card

Các thông tin cần đặt vào bản vẽ:

+ Đối với các bản vẽ thiết kế: các thông tin cần phải có là tên của thiết bị, tên và kích thước của các loại đường ống, lưu lượng miệng gió, điểm kết nối của thiết bị…
+ Đối với bản vẽ thi công, cần có thêm vị trí lắp đặt thiết bị, vị trí này sẽ bao gồm vị trí trên mặt bằng (thường lấy lưới trục hoặc vách ngăn/tường để định vị) và cao độ của thiết bị (thường so với mặt sàn). Ngoài ra có thể có thêm các thông tin về độ dốc đường ống…

Một số ký hiệu viết tắt của hệ thống ống gió

+ SAD – Supply air duct/diffuser: Ống gió cấp/ miệng gió cấp

+ RAD – Return air duct: Ống gió hồi

+ EAD – Exhaust air duct: Ống gió thải

+ RAG – Return air grille: Miệng gió hồi

+ EAG – Exhaust air grille: Miệng gió thải

+ BOD – Bottom of duct: Cao độ đáy ống

Một số ký hiệu viết tắt của hệ thống ống nước/thoát nước

+ DN – Nominal diameter: Đường kính danh nghĩa của ống

+ CHWS/R – Chilled water supply/return: Ống nước lạnh cấp/ hồi.

+ CWS/R – Cooled water supply/return: Ống nước giải nhiệt cấp/ hồi

+ CWP – Cold water pipe: Ống nước lạnh sinh hoạt

+ HWP – Hot water pipe: Ống nước nóng sinh hoạt

+ WP – Waste pipe: Ống nước thải

+ SP – Sanitary pipe: Ống phân

+ VP – Vent pipe: Ống thông hơi

+ BOP – Bottom of pipe: Cao độ đáy ống

+ COP – Center of pipe: Cao độ tâm ống

+ I – Slope: Độ dốc ống

Một số ký hiệu và viết tắt thiết bị trong hệ thống điện

Ký hiệu  Tên gọi
CD Cầu dao
CB, AP Aptomat, máy cắt hạ thế
CC Cầu chì
K Công tắc tơ, khởi động từ
K Công tắc
O, OĐ Ổ cắm điện
Đ Đèn điện
Đ Động cơ điện
CĐ Chuông điện
BĐ Bếp điện, lò điện
QĐ Quạt điện
MB Máy bơm
ĐC Động cơ điện nói chung
CK Cuộn kháng
ĐKB Động cơ không đồng bộ
ĐĐB Động cơ đồng bộ
F Máy phát điện
FKB Máy phát không đồng bộ
FĐB Máy phát đồng bộ
M, ON Nút khởi động máy
D, OFF Nút dừng máy
KC Bộ khống chế, tay gạt cơ khí
RN Rơ-le nhiệt
RTH Rơ-le thời gian (timer)
RU Rơ-le điện áp
RI Rơ-le dòng điện
RTR Rơ-le trung gian
RTT Rơ-le bảo vệ thiếu từ trường
RTĐ Rơ-le tốc độ
KH Công tắc hành trình
FH Phanh hãm điện từ
NC Nam châm điện
BĐT Bàn điện từ
V Van thuỷ lực, van cơ khí
MC Máy cắt trung, cao thế
MCP Máy cắt phân đoạn đường dây
DCL Dao cách ly
DNĐ Dao nối đất
FCO Cầu chì tự rơi
BA, BT Máy biến thế
CS Thiết bị chống sét
T Thanh cái cao áp, hạ áp
T (Transformer) Máy biến thế
D, DZ Diode, Diode zener
C Tụ điện
R Điện trở
RT Điện trở nhiệt

Bản vẽ hệ thống điện – Electrical đặc thù hơn các hệ còn lại do có các thiết bị như ổ cắm, công tắc… có kích thước rất nhỏ nên phần lớn tất cả các thiết bị điện đều được thể hiện bằng các ký hiệu thay vì hình ảnh (ngoại trừ một số thiết bị có kích thước lớn như máy biến thế, thang máng cáp…).

Những thông tin cơ bản trên đây được liệt kê là tổng quát cho các loại bản vẽ.


bố trí phòng sạch và thiết kế

Xây dựng và thẩm định phòng sạch trong sản xuất dược

26
Th3


Phân cấp phòng sạch theo ISO

Các loại phòng sạch theo ISO và ứng dụng

09
Th11


các ký hiệu SAD RAG BOD EAD trong bản vẽ revit card

Trình bày bản vẽ Revit/AutoCad và các ký hiệu

22
Th10


Thực phẩm chức năng và điều kiện sản xuất

Sản xuất thực phẩm chức năng cần những gì?

20
Th1


Bộ số tuần hoàn không khí phòng sạch

Số lần trao đổi không khí và cách tính ACH | ACR

24
Th3


HVAC là gì?

HVAC là gì? Thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống HVAC

13
Th12


Phòng đệm là gì? Phòng đệm trong phòng sạch

Phòng đệm là gì? Tầm quan trọng của Buffer Room

24
Th2


Phòng sạch sản xuất thuốc thú y

Phòng sạch sản xuất thuốc thú y

12
Th8


Phòng sạch là gì? Các tiêu chuẩn cấp sạch

Phòng sạch là gì? Cấp sạch trong sản xuất công nghiệp

07
Th6


Bảo dưỡng và vệ sinh phòng sạch

Bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch và tầm quan trọng

02
Th7


Những thuật ngữ chuyên ngành phòng sạch

Các thuật ngữ chuyên ngành trong phòng sạch

23
Th5


Kho GSP là gì?

Kho GSP là gì? Kho bảo quản đạt tiêu chuẩn GSP

23
Th3

Share0
Tweet
Share

Bài viết liên quan

Thiết bị máy móc cần thiết cho dây chuyền sản xuất mỹ phẩm

Hướng dẫn đầy đủ về thiết bị phòng sạch sản xuất mỹ phẩm

Danh dách đầy đủ các cơ sở sản xuất đạt GMP nước ngoài

Khắc phục những vi phạm dễ gặp phải trong sản xuất mỹ phẩm?

Hướng dẫn đầy đủ đảm bảo vệ sinh trong nhà máy sản xuất mỹ phẩm

Những lợi ích, khó khăn khi xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt C-GMP

Bài viết mới nhất

Thi Công Vách Trong Panel Eps Tại Xuân Mai, Hà Nội

thi-truong-my-pham

Dự báo thị trường mỹ phẩm năm 2024 – Tầm nhìn và chiến lược cho doanh nghiệp

Clean Bench - Bàn làm việc phòng sạch

Hoàn Thiện Văn Phòng Làm Việc Trong Xưởng Sản Xuất Tại Hòa Bình Bằng Panel

Lắp Đặt Và Bàn Giao 24 Bộ Cửa Panel Cho Nhà Xưởng Tại Hà Nội

Vận Chuyển 700m2 Panel EPS Dựng Nhà Xưởng Sản Xuất Sữa Tại Ba Vì

Thi Công Panel EPS Vách Ngoài Bao Quanh Nhà Xưởng Sản Xuất Sữa Tại Ba Vì

Bài viết nên xem

Tìm hiểu về nguyên lý và thiết bị trong phòng sạch

Phòng sạch Dược phẩm

Phát triển ngành Dược Việt Nam bền vững, từng bước tiến tới hiện đại

Panel cách nhiệt và những điều bạn cần biết

Dựng Vách Ngăn Phòng Tại Căn Hộ Vinhomes Smart City Tây Mỗ

Tủ điện công nghiệp là gì? Các loại tủ điện

Bài viết mới

Thi Công Vách Trong Panel Eps Tại Xuân Mai, Hà Nội

Thi Công Vách Trong Panel Eps Tại Xuân Mai, Hà Nội

Dự báo thị trường mỹ phẩm năm 2024 – Tầm nhìn và chiến lược cho doanh nghiệp

Dự báo thị trường mỹ phẩm năm 2024 – Tầm nhìn và chiến lược cho doanh nghiệp

Hoàn Thiện Văn Phòng Làm Việc Trong Xưởng Sản Xuất Tại Hòa Bình Bằng Panel

Hoàn Thiện Văn Phòng Làm Việc Trong Xưởng Sản Xuất Tại Hòa Bình Bằng Panel

Lắp Đặt Và Bàn Giao 24 Bộ Cửa Panel Cho Nhà Xưởng Tại Hà Nội

Vận Chuyển 700m2 Panel EPS Dựng Nhà Xưởng Sản Xuất Sữa Tại Ba Vì

Thi Công Panel EPS Vách Ngoài Bao Quanh Nhà Xưởng Sản Xuất Sữa Tại Ba Vì

Thông tin hữu ích

Thi Công Lắp Đặt Nhà Xưởng Sản Xuất Thực Phẩm Bằng Panel Eps Tại Thái Bình

Thi Công Lắp Đặt Nhà Xưởng Sản Xuất Thực Phẩm Bằng Panel Eps Tại Thái Bình

Phòng sạch Dược phẩm

Phòng sạch Dược phẩm

Những điều cần biết về thiết bị phòng sạch Pass Box.

Những điều cần biết về thiết bị phòng sạch Pass Box.

Sàn vinyl

Sàn vinyl

Hệ thống phòng sạch theo các tiêu chuẩn

Hệ thống phòng sạch theo các tiêu chuẩn

XƯỞNG SẢN XUẤT THUỐC ĐÔNG Y CHUẨN GMP LÀ GÌ ?

XƯỞNG SẢN XUẤT THUỐC ĐÔNG Y CHUẨN GMP LÀ GÌ ?

Bài viết nên xem

XƯỞNG SẢN XUẤT THUỐC ĐÔNG Y CHUẨN GMP LÀ GÌ ?

XƯỞNG SẢN XUẤT THUỐC ĐÔNG Y CHUẨN GMP LÀ GÌ ?

Xốp xps là gì? Những ưu điểm khi sử dụng xốp XPS

Xốp xps là gì? Những ưu điểm khi sử dụng xốp XPS

Xây lắp kho lạnh bảo quản thực phẩm, rau quả, trái cây

Xây lắp kho lạnh bảo quản thực phẩm, rau quả, trái cây

Bài viết nổi bật

Thi Công Vách Trong Panel Eps Tại Xuân Mai, Hà Nội

Thi Công Vách Trong Panel Eps Tại Xuân Mai, Hà Nội

Dự báo thị trường mỹ phẩm năm 2024 – Tầm nhìn và chiến lược cho doanh nghiệp

Dự báo thị trường mỹ phẩm năm 2024 – Tầm nhìn và chiến lược cho doanh nghiệp

Hoàn Thiện Văn Phòng Làm Việc Trong Xưởng Sản Xuất Tại Hòa Bình Bằng Panel

Hoàn Thiện Văn Phòng Làm Việc Trong Xưởng Sản Xuất Tại Hòa Bình Bằng Panel

Chuyên mục
  • 3 lý do (3)
  • Dịch vụ (35)
  • Dự án (60)
  • Kiến thức (206)
  • Tin tức (130)
  • Tin tức công ty (11)
  • Tin tức khác (8)

Copyright © 2024 Phongsachtst.com. All rights reserved.