Phòng sạch là một môi trường mà độ sạch của không khí được quyết định bởi số lượng hạt bui có trong môi trường đó. Tất các thiết bị phòng sạch, dụng cụ phòng sạch, quần áo phòng sạch cũng phải bảo đảm những điều kiện khắt khe nhất.
Tuy nhiên, sau khi phòng sạch được đưa vào sử dụng, sản xuất, trong quá trình sản xuất có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phòng sạch không còn duy trì được độ sạch như ban đầu ví dụ như thiết bị đã trở nên cũ hơn, dụng cụ trong phòng sạch không còn đảm bảo độ sạch nữa.
Nhiều công ty sau lắp đăt phòng sạch xong thường không chú trọng đến việc bảo dưỡng phòng sạch vì nghĩ không cần thiết. Tuy nhiên, phòng sạch không hề giống những phòng sản xuất sản phẩm thông thường khác, nếu không bảo dưỡng phòng sạch thì chi phí bạn bỏ ra để lắp đặt phòng sạch ban đầu sẽ rất phí mà hiệu quả sản xuất sản phẩm không được cao.
Ở bài viết này, nhà thầu xây dựng và cơ điện TST sẽ đưa ra các lý do bạn cần bảo dưỡng phòng sạch, tại sao phải bảo dưỡng phòng sạch và quy trình bảo dưỡng phòng sạch như thế nào. TST hy vọng những kiến thức mà TST cung cấp sẽ có ích cho bạn.
Đầu tiên, TST sẽ vung cấp 3 lý do cần bảo dưỡng phòng sạch là gì nhé!
Thay thế thiết bị cũ: Bất cứ hệ thống thiết bị nào khi đưa vào sử dụng đều cũng sẽ bị hao mòn đi, dù ít dù nhiêu thì nó cũng sẽ không còn giữ được như hiện trạng ban đầu. Việc bảo dưỡng giúp phục hồi phần nào đó thiết bị để kéo dài thời gian sử dụng lên tối đa.
Đảm bảo phòng hoạt động ổn định: nếu không bảo dưỡng thì các thiết bị sẽ trở nên xuống cấp và việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các tiêu chuẩn mà phòng sạch yêu cầu.
Dấu hiệu cho biết cần phải bảo dưỡng: Bằng các thiết bị đo chuyên dụng, nêu phát hiện những tình trạng như chênh lệch áp suất, áp lọc vượt mức cho phép, nhiệt độ không ổn định thì cần thực hiện quá trình bảo dưỡng ngay.
Tiếp theo là câu hỏi tại sao phải bảo dưỡng phòng sạch?
Giúp tối ưu chi phí: Một thiết bị sử dụng trong phòng sạch thường có giá khá cao và việc thay mới là điều chỉ thực hiện khi không còn cách nào khác. Thay vì vậy, bảo dưỡng giúp kéo dài thời gian sử dụng, tăng thời gian khấu hao sản phẩm giúp tối ưu hóa chi phí vận hành cho phòng sạch.
Tiết kiệm thời gian sửa chữa: Việc bảo trì tốt kéo theo một lợi ích khác là khi gặp sự cố ở một thiết bị nào sẽ thì việc sửa chữa cũng trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm công sức lẫn thời gian đáng kể.
Tăng tuổi thọ phòng sạch: Như đã nói, việc bảo dưỡng định kì giúp kéo dài thời gian sử dụng phòng sạch lên tối đa, một phòng sạch có hạn sử dụng là 3 năm thì không ai muốn phải thay mới khi vừa mới dùng được hơn 1 năm cả.
Việc bảo dưỡng này cũng góp phần đảm bảo được các tiêu chuẩn trong phòng luôn ở mức cho phép, giúp hệ thống máy móc lần con người được hoạt động trơn tru, ổn định hơn. Làm sạch mặt sàn là một quy trình bảo dưỡng phòng sạch nhưng không kém phần quan trọng.
Cuối cùng là quy trình bảo dưỡng phòng sạch gồm những bước gì?
Bước 1: Bảo dưỡng tấm panel: Kiểm tra tình trạng vật lý của tấm panel, nếu phát hiện cong vênh hay nứt gãy ở tấm nào thì cần thực hiện thay thế tấm đó ngay.
Bước 1: Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng: Kiểm tra mức độ chiếu sáng của các bóng đèn, thay thế hoặc sửa chữa nếu gặp tình trạng hoạt động không ổn định.
Bước 2: Bảo dưỡng hệ thống lọc khí: Kiểm tra thời gian sử dụng của tấm lọc HEPA, nếu có tình trạng xuống cấp thì cần thực hiện sửa chữa hoặc thay mới ngay.
Bước 4: Bảo dưỡng hệ thống sàn vinyl/ sàn nâng: Hệ thống sàn cũng cần được chú ý nếu phát hiện tình trạng sàn bị chênh hay chập chạm các hệ thống dây dẫn bên dưới. Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên làm sạch bề mặt của sàn tránh những vết bẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Bước 5: Bảo dưỡng những hệ thống khác: Những hệ thống phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, vật dụng trong phòng,… cũng cần được kiểm và và sửa chữa hoặc thay mới nếu phát hiện bất kì sự cố bất thường nào.
Hy vọng TST đã cung cấp cho các bạn những kiến thức về bảo dưỡng phòng sạch bạn nên biết!