Thiết bị máy móc cần thiết cho dây chuyền sản xuất mỹ phẩm
Toc
Để xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm cần có nhiều yếu tố để đáp ứng điều kiện mở nhà máy. Đồng thời đảm bảo chất lượng, năng suất sản phẩm để có sự cạnh tranh với các công ty khác. Thiết bị máy móc của dây chuyền là yếu tố then chốt khẳng định chất lượng hoạt động sản xuất.
Vậy nên chọn trang bị là công việc cần được đầu tư và rất đáng lưu tâm? Qua bài viết dưới đây, các chuyên viên GMP EU chia sẻ một số loại máy móc thường có dây chuyền sản xuất mỹ phẩm.
Mục Lục Bài Viết
1.Thiết bị máy móc trong sản xuất
Trong giai đoạn này các thiết bị hầu như dây chuyền sản xuất mỹ phẩm nào cũng cần có là thiết bị khuấy trộn, nhũ hóa
1.1. Máy khuấy trộn
Đảo trộn là quy trình quan trọng giúp nguyên liệu đồng đều tính chất, màu sắc. Từ đó, giúp sản phẩm có sự mềm mịn, bóng mượt.
- Máy trộn thùng quay: Thùng sẽ quay quanh trục cố định giúp nguyên liệu trộn đều. Có thể trộn ở trạng thái khô, ẩm hay lỏng. Tuy nhiên, thiết bị này khá khó vệ sinh khi trộn ẩm. Bên cạnh đó, thiết bị này tiêu thụ mức điện năng lớn.
- Máy trộn động cơ quay trong: có kết cấu đơn giản bao gồm một trục quay bên trong và thùng chứa cố định bên ngoài. Thiết bị này dễ vệ sinh và công suất thấp. Tuy nhiên, máy có năng suất tương đối thấp, làm việc gián đoạn.
Ở các nhà máy mỹ phẩm thường dùng máy trộn thùng quay hay máy trộn động cơ quay trong
1.2. Thiết bị máy phân tán, nhũ hóa
Đây có thể coi là thiết bị quan trọng bậc nhất trong sản xuất mỹ phẩm. Một sản phẩm mỹ phẩm để thấm vào da, hầu hết cần trải qua quá trình nhũ hóa đồng nhất hỗn dịch.
Thiết bị phân tán, nhũ hóa được chia thành nhiều dòng máy khác nhau như:
- Thiết bị phân tán chân vịt: Máy được cấu tạo gồm cánh chân vịt gắn vào cuối trục quay, thực hiện nhiệm vụ phân tán và nhũ hóa sơ bộ.
- Thiết bị phân cách chém: Máy có cánh chém gắn ở cuối trục quay. Khi trục quay, cánh chém xoay với tốc độ cao sẽ tạo ra lực phân tán. Thiết bị này có khả năng nhũ hóa cao hơn thiết bị phân tán chân vịt.
- Thiết bị nhũ hóa chân không: Quá trình khuấy trộn (nhất là các mỹ phẩm có thành phần tạo bọt như dầu gội, sữa rửa mặt, nước rửa tay,…) sẽ xuất hiện các bọt khí. Mức độ bọt phụ thuộc vào đặc tính từng sản phẩm. Bọt càng nhiều thì càng ảnh hưởng đến chất lượng mẻ khuấy, khiến mẻ không đồng nhất, kết cấu bị loãng,… Do vậy người ta dùng thiết bị nhũ hóa chân không, có khả năng loại bọt khí phát sinh ngay lập tức. Ngoài ra, các sản phẩm ngành dược có yêu cầu khắt khe về độ an toàn, vệ sinh cũng nên sử dụng thiết bị trộn này để hạn chế vi sinh vật.
Ngoài ra còn có thiết bị nhũ hóa áp lực cao, thiết bị nhũ hóa siêu âm,…
2. Thiết bị máy móc trong giai đoạn tạo hình
Một số loại mỹ phẩm đặc thù như phấn nền, son môi thường được ép thành khuôn trước khi đóng vào bao bì
2.1. Máy ép khuôn son môi
Hai dòng máy thông dụng là máy ép khuôn son thủ công và máy ép khuôn son tự động:
- Máy ép khuôn thủ công: Khuôn chỉ gồm các khối đúc bằng kim loại, được thiết kế sao cho quá trình trao đổi nhiệt diễn ra nhanh theo mức nhiệt độ mong muốn
- Máy ép khuôn tự động: Năng suất cao nhưng cần cài đặt các điều kiện nhiệt độ chính xác.
2.2 Máy ép khuôn phấn:
Hầu hết các loại mỹ phẩm dạng bột đều được đúc bằng các máy ép tự động. Đây là những loại máy sản xuất mỹ phẩm có cấu tạo gồm hệ thống bàn xoay tròn chứa các đĩa kim loại gắn các khuôn lõm và nguyên liệu được nạp tự động vào khuôn.
Sau đó đi qua bộ phận nén. Các chỉ số nén, lượng bột đưa vào được thiết lập sẵn để đạt được độ bền cơ học như mong muốn. Sản phẩm nén sau khi lấy ra khuôn sẽ được tự động làm sạch và thực hiện quy trình mới.
Xem thêm: Quy trình xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt C-GMP
3. Thiết bị chiết rót
Sau khi qua quá trình khuấy trộn, nhũ hóa,…được thành phẩm như ý. Việc tiếp theo là chiết rót sản phẩm này ra chai, lọ. Công đoạn này đòi hỏi cao về độ sạch, độ đồng đều dung tích giữa các lần chiết. Nhưng nhìn chung có thể phân thành các loại máy sau:
3.1. Máy chiết rót thủ công:
Máy có cấu tạo nhỏ gọn gồm bồn chứa và vòi chiết thường làm bằng inox, các khung vỏ máy được sơn tĩnh điện. Thiết bị này có ưu điểm nhỏ gọn, giá thành rẻ. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm cao hơn các thiết bị khác và năng suất không cao.
3.2. Máy chiết rót bán tự động:
Thiết bị cũng được làm từ inox chống gỉ và chống ăn mòn, dễ vệ sinh lau chùi, ít nút bấm, dễ sử dụng. Máy có thể có một hay nhiều vòi, sử dụng hệ thống (piston-khí nén) hoặc dùng điện. Hoạt động rót, chiết khi sử dụng máy là tự động còn các công việc đưa lọ chứa vào, nhấc ra là thủ công.
3.3. Máy chiết rót tự động:
Thông thường máy được kết hợp thêm băng tải và gộp với giai đoạn đóng nắp. Tất cả các hoạt động hoàn toàn là tự động, giúp đảm bảo vệ sinh và tăng năng suất hơn.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại máy chiết rót đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các dây chuyền. Có thể có máy tích hợp đóng chai, sục rửa hay chiết rót dành cho dạng bột, dạng dịch sệt,… Thông thường, máy tự động tích hợp băng tải là tối ưu nhất. Dòng máy tự động cũng đảm bảo vệ sinh nhất do sản phẩm ít phải tiếp xúc trực tiếp với không khí và các nguồn nhiễm khác như tay.
4. Thiết bị máy móc trong giai đoạn đóng gói
4.1. Máy đóng nắp chai lọ:
Máy thường được kết hợp với máy chiết rót tự động trong dây chuyền sản xuất tạo thành khâu chiết rót-đóng gói. Các loại chai pet, chai đứng rất thích hợp để sử dựng loại máy này. Việc đóng nắp tự động giúp tăng năng suất, giảm nhiễm và đảm bảo hiệu quả đóng nắp cho sản phẩm.
4.2. Máy đóng gói:
Máy được ứng dụng cho các sản phẩm đóng gói dạng túi như dầu gội, sữa tắm dạng túi,.. Thích hợp với các loại màn PE, PV, POF…Máy gồm hai bộ phận chính là bộ phận chiết rót và cắt-hàn nhiệt. Sau khi nguyên liệu chiết vào bao bì sẽ được hàn nhiệt bằng các mối cắt. Tất cả quá trình đều là tự động.
4.3. Máy hàn đuôi tuýp:
Máy chiết rót và hàn đuôi tuýp chuyên dùng để cắt đóng gói các sản phẩm tuýp như sữa rửa mặt, kem chống nắng,…Thiết bị này cũng thường tích hợp với bộ phận chiết rót tạo thành thiết bị chiết rót-đóng gói. Thông thường thiết bị bao gồm bàn xoay, bộ phận chiết rót và bộ phận hàn nhiệt. Sau khi sản phẩm được chiết rót vào ống bao bì sẽ được bộ phận hàn nhiệt hàn lại tạo thành tuýp.
GMP EU là đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ trọn gói cho xây dựng nhà máy, phòng sạch thực phẩm, mỹ phẩm,…. Chúng tôi với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mang đến cho quý công ty các giải pháp về:
- Tư vấn thiết kế, thi công phòng sạch đạt chuẩn GMP/ISO lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, điện tử và y tế;
- Thiết kế, thi công hệ thống cơ điện nhà máy M&E
- Dịch vụ tư vấn hồ sơ thẩm định phòng sạch, nhà máy đạt chuẩn GMP/ISO, CGMP, GLP, GSP và ISO 22000;
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn, xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP, ISO
Với đội ngũ nhân sự bao gồm dược sĩ, kỹ sư chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà máy, phòng sạch đạt chuẩn GMP, chúng tôi mang đến cho quý công ty những giải pháp tối ưu, tiết kiệm chi phí nhất.